Lá Thư Hằng Tuần số 2 của Văn Phòng II Viện Hoá Đạo, GHPGVNTN Hải ngoại tại Hoa Kỳ, về việc tạo mãi Cơ sở Giáo hội tại Little Saigon, miền Nam California, Hoa Kỳ
PARIS, ngày 25.9.2014 (PTTPGQT) – Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế xin hân hạnh giới thiệu Bạn đọc Lá Thư Trong Tuần – Tuần thứ Hai, trình bày về diễn tiến việc tạo mãi Ngôi Chùa Phật Quang, làm cơ sở sinh hoạt cho Văn Phòng II Viện Hoá Đạo và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại tại Hoa Kỳ (GHPGVNTN-HN-HK). Giáo hội đã đặt cọc mua với số tiền 220 nghìn Mỹ kim. Chùa nằm trên đại lộ Beach, cách Bolsa năm phút lái xe. Từ đây đến 9 tuần lễ, Giáo hội phải chồng thêm Một Triệu Mỹ kim để kết thúc việc tạo mãi và có nơi sinh hoạt ngay. Xin mời Bạn đọc vào Trang Thư Tuần thứ Hai :
TỪ TINH THẦN THỐNG NHẤT
Lá Thư Trong Tuần số 2 có lẽ đến hơi muộn vài ngày so mong đợi. Nhiều Phật tử điện thoại về hỏi thăm chừng nào có thư nầy. Đa số đều muốn biết việc tạo mãi ngôi chùa chung của Giáo Hội đi tới đâu. Một tuần lễ trôi qua thật bận rộn. Cùng một lúc mà nhiều nơi ra sức vận động tuy là mệt nhưng đầy hoan hỷ. Với tất cả có thể thấy rõ sự đồng tâm. Chưa bao giờ có một ngôi chùa được hình thành với sự chung vai của nhiều người như vậy.
Tinh Thần Thống Nhất.
Lịch sử Phật giáo giống như giòng sông Cửu Long. Từ nguồn mang tên sông Lan Thương ở Vân Nam rồi thành sông Mekong qua Thái, Lào, Cam Bốt xuôi về Nam Việt thành hai giòng Tiền giang, Hậu giang cuối cùng hoà vào biển Đông. Dọc theo giòng sông ấy cả ba truyền thống Bắc Tông, Nam Tông và Mật Tông trở thành nếp văn hoá cho những dân tộc sống hai bên bờ. Thật kỳ thú khi các nhánh hoà nhập vào biển Đông thì chính tại miền Nam nước Việt là nơi ra đời sự thống nhất của hai truyền thống chủ lưu của Phật Giáo. Chưa bao giờ có sự kiện như vậy xẩy ra bất cứ nơi đâu hay trong giai đoạn nào của lịch sử Đạo Phật. Người Phật tử Việt trân quý sự tinh hoa của nhau. Những khác biệt tạo thêm sự đa dạng phong phú. Các truyền thống có thể học hỏi lẫn nhau để cùng xây dựng nền đạo cho thiên niên kỷ mới. Người Phật tử chân chính phải chứng tỏ được tinh thần bao dung, tôn trọng và thích nghi. Nếu tôn giáo làm cho con người trở nên ngăn cách và ghét bỏ nhau thì chắc hẳn đó không phải là điều phù hợp với lời dạy của Đức Phật.
Hoà hợp nhưng không ô hợp
Có nhiều lý do người ta muốn sống riêng lẽ, mà thường khi, vì sự phức tạp trong bối cảnh hợp quần. Sự thống nhất thật sự phải dựa trên những nguyên tắc căn bản để không trở thành ô hợp. Đó là nguyên tắc tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn. Người Phật tử trong mọi tông phái đều tin vào ý hướng giác ngộ giải thoát cho bản thân và tha nhân. Kho tàng kinh điển của mỗi tông phái đều có những tinh hoa đáng trân trọng. Sự khác biệt trong hình thức hành trì không nên là hố sâu ngăn cách những người con Phật. Hiến chương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ra đời năm 1964 khẳng định điều đó. Đó là nguyên tắc đồng hành cùng dân tộc trong thăng trầm. Phật giáo không thể toa rập với những chế độ thống trị bạo tàn mà quay lưng với sự an nguy của dân tộc. Chính là lý do tại sao chư tôn lãnh đạo Giáo Hội chịu bao nghiệt ngã lưu đầy. Giáo hội trải qua nhiều khổ nạn nhưng vẫn nhận rõ rằng chính sự quay lưng với nỗi an nguy của dân tộc mới là bất hạnh lớn nhất. Giáo chỉ số 9 cũng là một khẳng định điều ấy. Đó là nguyên tắc đặt lợi ích chung trên những tư kỷ, cá nhân. Nói đến thống nhất là nói đến tinh thần chung vượt trên mọi lợi ích cá nhân. Điều nầy thường dẫn đến những khủng hoảng nội bộ. Cố gắng cải thiện thường tạo ra biến cố lớn như trường hợp giáo chỉ số 10. Đây là một thách thức lớn đối với sự lãnh đạo tối cao của Đức Tăng Thống.
Ngôi chùa chung không phải chỉ là một biểu tượng mà là một thực thể
Bệnh chia rẽ và chủ nghĩa cá nhân được cho là bệnh nan y trong cộng đồng người Việt. Khi ý tưởng tạo lập một ngôi chùa chung được đề ra đã có nhiều phản ứng, dù đầy thiện chí, là không thể thực hiện được. “Cha chung không ai khóc’. Tốt hơn là một vị tăng ni nào đó tạo riêng ngôi chùa của mình rồi ủng hộ Giáo Hội trong các sinh hoạt liên hệ tới địa phương. Hai tuần qua, thực tế đã cho thấy một hình ảnh khác. Phật tử nhiều nơi liên lạc về ủng hộ nhiệt tình cho một ngôi chùa do Giáo Hội làm chủ. Nhiều người muốn biết rõ về pháp lý của Giáo Hội. Bài học quá khứ chứng minh là chúng ta phải thay đổi cái nhìn và cách làm việc để không cô phụ tấm lòng của Phật tử xa gần. Ngôi chùa Phật Quang — cơ sở do Giáo Hội chủ quyền — là một ngôi chùa lịch sử. Không phải về kích cỡ hay kiến trúc, hoặc kinh phí tạo mãi, mà chính là kết quả của sự chung vai góp sức của toàn thể thành viên trong Giáo Hội. Trong một tuần lễ phát động tới nay có 8 nơi đứng ra tổ chức tiệc gây quỹ kiến tạo. Từ đông sang tây từ nam chí bắc chư tăng và Phật tử gác lại những khó khăn địa phương để cùng lo cho ngôi nhà chung. Chưa có một ngôi chùa nào ra đời với sự đồng lòng như vậy. Sự phát tâm đồng loạt tự nó đã là khích lệ to lớn cho tất cả những ai ưu tư về Giáo Hội.
Con số tuần nầy
Con số mà nhiều người mong đợi là chúng ta đã nhận được tiền cúng dường và cho mượn bao nhiêu rồi ? Câu trả lời là số 8. Hãy khoan thất vọng về con số nầy. Đó là 8 nơi đang đứng ra tổ chức tiệc gây quỹ tạo mãi cơ sở Giáo Hội tại Nam Cali. Trong thời gian ngắn một tuần lễ mà có sự phát tâm như vậy thật đáng khích lệ.
Chư tôn giáo phẩm và quý Phật tử tại các nơi : Seatle, Atlanta, Oklahoma, Nam Cali, Bắc Cali, Houston, Dallas và Tampa Bay đang chung vai lo sao đủ số tiền một triệu Mỹ Kim trong 8 tuần lễ tới.
Vé xổ số gây quỹ tạo mãi cũng đang được phát hành. Đây là đề án gây quỹ nhằm truyền đạt thông tin về sự tạo mãi ngôi chùa chung đến Phật tử khắp nơi. Bằng tấm lòng thành và kiên trì vận động chắc chắc chúng ta sẽ hoàn thành những điều cơ hồ như cực kỳ khó thực hiện.
Mong tất cả chúng ta sẽ là bạn đồng hành trên con đường phụng sự Tam Bảo, lợi lạc quần sanh.
LÁ THƯ TRONG TUẦN – TUẦN 2 :
TỪ TINH THẦN THỐNG NHẤT
ĐẾN CHUNG VAI GÁNH VÁC
Lá Thư Trong Tuần số 2 có lẽ đến hơi muộn vài ngày so mong đợi. Nhiều Phật tử điện thoại về hỏi thăm chừng nào có thư nầy. Đa số đều muốn biết việc tạo mãi ngôi chùa chung của Giáo Hội đi tới đâu. Một tuần lễ trôi qua thật bận rộn. Cùng một lúc mà nhiều nơi ra sức vận động tuy là mệt nhưng đầy hoan hỷ. Với tất cả có thể thấy rõ sự đồng tâm. Chưa bao giờ có một ngôi chùa được hình thành với sự chung vai của nhiều người như vậy.Tinh Thần Thống Nhất.
Lịch sử Phật giáo giống như giòng sông Cửu Long. Từ nguồn mang tên sông Lan Thương ở Vân Nam rồi thành sông Mekong qua Thái, Lào, Cam Bốt xuôi về Nam Việt thành hai giòng Tiền giang, Hậu giang cuối cùng hoà vào biển Đông. Dọc theo giòng sông ấy cả ba truyền thống Bắc Tông, Nam Tông và Mật Tông trở thành nếp văn hoá cho những dân tộc sống hai bên bờ. Thật kỳ thú khi các nhánh hoà nhập vào biển Đông thì chính tại miền Nam nước Việt là nơi ra đời sự thống nhất của hai truyền thống chủ lưu của Phật Giáo. Chưa bao giờ có sự kiện như vậy xẩy ra bất cứ nơi đâu hay trong giai đoạn nào của lịch sử Đạo Phật. Người Phật tử Việt trân quý sự tinh hoa của nhau. Những khác biệt tạo thêm sự đa dạng phong phú. Các truyền thống có thể học hỏi lẫn nhau để cùng xây dựng nền đạo cho thiên niên kỷ mới. Người Phật tử chân chính phải chứng tỏ được tinh thần bao dung, tôn trọng và thích nghi. Nếu tôn giáo làm cho con người trở nên ngăn cách và ghét bỏ nhau thì chắc hẳn đó không phải là điều phù hợp với lời dạy của Đức Phật.
Hoà hợp nhưng không ô hợp
Có nhiều lý do người ta muốn sống riêng lẽ, mà thường khi, vì sự phức tạp trong bối cảnh hợp quần. Sự thống nhất thật sự phải dựa trên những nguyên tắc căn bản để không trở thành ô hợp. Đó là nguyên tắc tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn. Người Phật tử trong mọi tông phái đều tin vào ý hướng giác ngộ giải thoát cho bản thân và tha nhân. Kho tàng kinh điển của mỗi tông phái đều có những tinh hoa đáng trân trọng. Sự khác biệt trong hình thức hành trì không nên là hố sâu ngăn cách những người con Phật. Hiến chương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ra đời năm 1964 khẳng định điều đó. Đó là nguyên tắc đồng hành cùng dân tộc trong thăng trầm. Phật giáo không thể toa rập với những chế độ thống trị bạo tàn mà quay lưng với sự an nguy của dân tộc. Chính là lý do tại sao chư tôn lãnh đạo Giáo Hội chịu bao nghiệt ngã lưu đầy. Giáo hội trải qua nhiều khổ nạn nhưng vẫn nhận rõ rằng chính sự quay lưng với nỗi an nguy của dân tộc mới là bất hạnh lớn nhất. Giáo chỉ số 9 cũng là một khẳng định điều ấy. Đó là nguyên tắc đặt lợi ích chung trên những tư kỷ, cá nhân. Nói đến thống nhất là nói đến tinh thần chung vượt trên mọi lợi ích cá nhân. Điều nầy thường dẫn đến những khủng hoảng nội bộ. Cố gắng cải thiện thường tạo ra biến cố lớn như trường hợp giáo chỉ số 10. Đây là một thách thức lớn đối với sự lãnh đạo tối cao của Đức Tăng Thống.
Ngôi chùa chung không phải chỉ là một biểu tượng mà là một thực thể
Bệnh chia rẽ và chủ nghĩa cá nhân được cho là bệnh nan y trong cộng đồng người Việt. Khi ý tưởng tạo lập một ngôi chùa chung được đề ra đã có nhiều phản ứng, dù đầy thiện chí, là không thể thực hiện được. “Cha chung không ai khóc’. Tốt hơn là một vị tăng ni nào đó tạo riêng ngôi chùa của mình rồi ủng hộ Giáo Hội trong các sinh hoạt liên hệ tới địa phương. Hai tuần qua, thực tế đã cho thấy một hình ảnh khác. Phật tử nhiều nơi liên lạc về ủng hộ nhiệt tình cho một ngôi chùa do Giáo Hội làm chủ. Nhiều người muốn biết rõ về pháp lý của Giáo Hội. Bài học quá khứ chứng minh là chúng ta phải thay đổi cái nhìn và cách làm việc để không cô phụ tấm lòng của Phật tử xa gần. Ngôi chùa Phật Quang — cơ sở do Giáo Hội chủ quyền — là một ngôi chùa lịch sử. Không phải về kích cỡ hay kiến trúc, hoặc kinh phí tạo mãi, mà chính là kết quả của sự chung vai góp sức của toàn thể thành viên trong Giáo Hội. Trong một tuần lễ phát động tới nay có 8 nơi đứng ra tổ chức tiệc gây quỹ kiến tạo. Từ đông sang tây từ nam chí bắc chư tăng và Phật tử gác lại những khó khăn địa phương để cùng lo cho ngôi nhà chung. Chưa có một ngôi chùa nào ra đời với sự đồng lòng như vậy. Sự phát tâm đồng loạt tự nó đã là khích lệ to lớn cho tất cả những ai ưu tư về Giáo Hội.
Con số tuần nầy
Con số mà nhiều người mong đợi là chúng ta đã nhận được tiền cúng dường và cho mượn bao nhiêu rồi ? Câu trả lời là số 8. Hãy khoan thất vọng về con số nầy. Đó là 8 nơi đang đứng ra tổ chức tiệc gây quỹ tạo mãi cơ sở Giáo Hội tại Nam Cali. Trong thời gian ngắn một tuần lễ mà có sự phát tâm như vậy thật đáng khích lệ.
Chư tôn giáo phẩm và quý Phật tử tại các nơi : Seatle, Atlanta, Oklahoma, Nam Cali, Bắc Cali, Houston, Dallas và Tampa Bay đang chung vai lo sao đủ số tiền một triệu Mỹ Kim trong 8 tuần lễ tới.
Vé xổ số gây quỹ tạo mãi cũng đang được phát hành. Đây là đề án gây quỹ nhằm truyền đạt thông tin về sự tạo mãi ngôi chùa chung đến Phật tử khắp nơi. Bằng tấm lòng thành và kiên trì vận động chắc chắc chúng ta sẽ hoàn thành những điều cơ hồ như cực kỳ khó thực hiện.
Mong tất cả chúng ta sẽ là bạn đồng hành trên con đường phụng sự Tam Bảo, lợi lạc quần sanh.
California 24.9.2014
Tỳ kheo Thích Giác Đẳng
Tỳ kheo Thích Giác Đẳng
Mọi sự giúp đỡ tài chánh xin gởi về :
Trong nước : Tiền bạc ủng hộ hay cho mượn xin gởi về :
- HT. Thích Nguyên Lý
Chùa Từ Hiếu, 59 lô D, đường Dương Bá Trạc, P1. Q8
Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại : 0908 217 533
Email : nguyenly2550@yahoo.com
Ở Hải ngoại : Tiền bạc ủng hộ hay cho mượn, xin viết Ngân phiếu đề tên“Van Phong II Vien Hoa Dao”và gửi về địa chỉ :
- Văn Phòng II Viện Hoá Đạo GHPGVNTN
Chùa Pháp Luân
13913 S. Post Oak Rd, Suite B
Houston, TX 77045
Hoa Kỳ / USA
Tel : (281) 216 3588
Email : ghpgvntn@gmail.com(Tất cả mọi ngân phiếu nhận được sẽ có hồi báo để làm bằng)
Tiền đóng góp của chư liệt vị sẽ được trừ thuế theo quy chế “Non-profit – Bất vụ lợi” của tổ chức GHPGVNTN.
Hoặc trực tiếp gởi vào chương mục của Giáo hội :
Hoặc trực tiếp gởi vào chương mục của Giáo hội :
- VAN PHONG II VIEN HOA DAO
CHASE BANK
ACC. 610595337SWIFT code CHASUS33
ROUTING No. 111000614
No comments:
Post a Comment