Tuesday, July 14, 2015

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Viếng Thăm Văn Phòng II Viện Hóa Đạo

Feature-pix


Bài nói chuyện của TT Giác Đẳng về chuyến đi cứu trợ Népal (bài 3)

Bài nói chuyện của TT Giác Đẳng về chuyến đi cứu trợ Népal (bài 3)


TT Giác Đẳng nói về chuyến đi cứu trợ Népal (bài 3) ngày 23-6-2015, Minh Hạnh chuyển biên

TT Giác Đẳng: Chúng ta đã có dịp để nói về lịch sử, địa dư cũng như văn hóa lịch sử của Phật Giáo Népal. Hôm nay chúng ta nói về trận động đất vừa qua, ngày mai chúng tôi sẽ nói về nỗ lực cứu trợ.

Népal nằm ở rặng núi Hy Mã Lạp Sơn, khi nhìn vào dãy Hy Mã Lạp Sơn  chúng ta thấy đây là một rặng núi cao nhất thế giới nhưng đang trên quá trình hình thành. Nghe như vậy thì hơi lạ, thật sự rặng núi này được tạo lập bởi sự va chạm của hai mảng đại lục: một mảng đại lục  Eurasian Plate là đại lục của Âu Á, và một mảng Indian Plate đại lục Á Châu gồm bán đảo Ấn Độ. Bán đảo Ấn Độ một năm di chuyển về phía bắc tức là di chuyển về hướng của đại lục Á Âu tạo nên những rặng núi và một năm như vậy chúng tôi có được tường trình là nó di chuyển 5cm, do vậy hiện tượng địa chấn là một điều tất nhiên.

 Vào 80 năm trước, năm 1934 Népal trải qua một trận động đất lớn, và năm nay vào ngày 15 tháng 4 Népal trải qua một trận động đất lớn xảy ra trong khu vực Gorkha. Địa hạt Gorkha sản sinh nhiều thanh niên rất quả cảm và trong lịch sử quá khứ những người này thường là những quân nhân rất thiện chiến, người Anh ngày hôm nay vẫn còn thuê những người Gorkha để làm việc trong một lữ đoàn đặc biệt, lữ đoàn Gorkha , họ là những người lính rất trọng kỷ luật và chiến đấu rất anh dũng. Thì Gorkha là một thành phố nằm cách Kathmandu khoảng chừng 80 cây số về phía Tây Bắc. Và  20 ngày sau, vào ngày 12-5 một trận động đất lớn cũng gần như vậy với địa chấn khoảng 7.3 Mercalli scale xảy ra ở tại khu Bidur nằm về phía đông bắc của Kathmandu khoảng chừng 90 cây số. Như vậy, 2 trận động đất với trung tâm động đất cách khoảng chừng 80 hay 90 cây số thì không xa và điều này tạo nên một ảnh hưởng rất lớn đến Népal vì có một con số đông đảo người Népal sống tại Kathmandu.
Cổ thành Bhaktapur

 Thung lũng Kathmandu có ba nơi: Patan, Bhaktapur và Kathmandu cả ba nơi này đều có 3 cổ thành, 3 hoàng cung của 3 triều đại trước kia của Népal và cả 3 hoàng cung đều bị thiệt hại nặng nề bởi vì tất c đều xây bằng gạch. Tại trung tâm động đất ảnh hưởng rất lớn trên phương diện nhà cửa đường xá. Đường xá của đất nước Népal những vùng núi người ta đi lại phần lớn nhờ vào những con đường đèo. Chúng tôi nhớ khi đi qua đó cứu trợ đi trên con đường đèo mà ngồi nhớ lại mới thấy nếu so với ở Mỹ thì những con đường đó rất  nguy hiểm tại vì vực thẳm thì cao mà hoàn toàn không có cây không có rào chắn xe thì tuột lên tuột xuống tại vì xe vận tải chở hàng cứu trợ nặng và đường thì rất xấu. Nhà cửa người ở miền núi người Népal chỉ có 2 thứ vật liệu tương đối rẻ đối với họ đó là gạch và đá, đá thì có sẵn còn gạch họ mua nhưng phải nhận rằng những thứ vật liệu nặng nề lại tạo nên một tình trạng rất dễ bị hư hại bởi động đất.

Từ khi trận động đất xảy ra riêng tại thủ đô Kathmandu ngoài hoàng cung thì những khu vực liên quan đến Phật Giáo ở trong đó phải kể ngọn đồi Swayambhu nặng nhất. Trung tâm Phật Giáo Swayambhu tất cả người Népal tin rằng đó là nơi khởi điểm của thành phố Kathmandu. Họ tin đó là một ngọn đồi Đức Manjushree Sattva tức Bồ Tát Văn Thù đã ngồi trên đảo chung quanh là nước, Ngài đã dùng thần thông rút rạn nước ra do đó tạo thành thung lũng và thung lũng đó trở thành thủ đô Kathmandu ngày nay. Trên ngọn đối Swayambhu họ cất một tháp Swayambhu Tupa rất đẹp rất lớn mang dáng nét rất là Népal. Chúng tôi và ĐĐ Nguyên Thông được Chư Tăng được Ngài Dhammabhuti đưa lên thăm viếng, Chúng tôi quan sát chung quanh có rất nhiều ngọn tháp sụp đổ và có những người thiện nguyện đến dọn dẹp. Bởi vì đó là di tích cổ công việc dọn dẹp phải rất cẩn thận và công việc dọn dẹp đang tiến hành. Riêng về đại tháp Swayambhu một trong những đại tháp nổi tiếng của thế giới bị nứt mấy chỗ nhưng hư hại không nặng vì cách xây tháp kiểu Nam Tông từ ở dưới lớn và nền rất chắc lên trên nhỏ thành ra trong những cuộc động đất không dễ bị sụp đổ. Đại tháp ở Boudhanath cũng vậy và tháp ở Swayambhu cũng vậy.

Tại trung tâm thủ đô, lúc chúng tôi đến vẫn còn rất nhiều những công viên và những nơi đất trống người ta căn lều ở tạm giống như những trại tạm cư. Hoàng cung của vua Népal, hoàng cung hiện đại bây giờ thành viện bảo tàng cách nay 17 năm sau khi chấm dứt chế độ quân chủ thì trong hoàng cung cũng hư hại rất nhiều chúng ta có thể nhìn thấy được. Ở đây điều muốn nói đất nước Népal từ xưa đến bây giờ cuộc sống của họ không phải là cuộc sống của một quốc gia được tổ chức tốt về phương diện chính quyền và trên phương diện an sinh xã hội, khi lực lượng Maoist một phong trào khởi nghĩa của cộng sản Népal từ bỏ cuộc chiến tranh nội chiến để hợp tác với tất cả đảng phái khác thành lập một chế độ dân chủ tại Népal thì một điều người ta vẫn chưa vượt qua khỏi đó là thủ tục, lấy ví dụ như nước Ấn Độ một nước lớn chỉ có 300 nghị viên trong quốc hội nhưng Népal một nước nhỏ lại có hơn 670 người, tại vì người ta đòi hỏi rất nhiều về vấn đề phân chia quyền hành, và đại biểu cho các sắc tộc các vùng đất khác nhau. Và ở Népal tương đối làm gì cũng chậm bởi vì thật ra nguồn máy hành chánh còn luộm thuộm vẫn chưa được tốt lắm. 

Có một đặc điểm được nhiều quốc gia cũng khen ngợi đó là quân đội Népal đã làm việc rất tốt bởi vì họ có nguồn nhân lực tương đối tốt nhấ,t có kỷ luật, và có, tổ chức, và đặc biệt trực thăng cũng như những phương tiện quân đội tương đối nhiều. 

Nhung nói như vậy thật sự không đủ. Ba thứ rất thiếu thốn để cứu giúp cho người Népal. 

Đầu  tiên trực thăng để vận chuyển những phẩm vật cứu trợ đến những vùng xa, khi chúng tôi đến Népal gặp Chư Tăng trong giáo hội Tăng Già Népal các Ngài hỏi muốn đi cứu trợ ở đâu chúng tôi nói muốn ưu tiên cho những vùng xa những vùng ít người đến, các Ngài đồng ý, nhưng khi các Ngài tổ chức rồi mình mới thấy chuyến đi như vậy mất rất nhiều thì giờ và rất nguy hiểm, và mình mới thấy tại sao những người ở vùng xa họ không được hưởng nhiều. Có trực thăng của một số các công ty nhưng rất đắc, họ tính 3 giờ tức là bay từ Kathmandu đến chỗ cứu trợ rồi trở về trong 3 tiếng đồng hồ giá là 2800 Mỹ kim cho lộ phí chuyến đi đó và phẩm vật cứu trợ thì không có nhiều, thành ra đó là trở ngại. Còn trở phẩm vật cứu trợ thì đường dài rất khó khăn và nguy hiểm, những xe vận tải cứu trợ mà hàng hoá nhiều đầy một xe lớn thì thường thường họ đi ở trong thung lũng Kathmandu.

Về bệnh viện tại Kathmandu hầu như đã vượt ngoài tất cả khả năng của bệnh viện, và kể cả lò thiêu. Người Népal thường họ theo Ấn Giáo, họ thiêu xác tại một lò hoả thiêu rất lớn gần phi trường Tribhuvan. Nhưng lò hoả thiêu đó thật sự nói trong lúc động đất xảy ra rất là cực khổ bởi vì người ta nói đến con số hơn 10 ngàn người chết. Tại các bệnh viện thì được biết trên 20 ngàn người bị thương và khả năng của các bệnh viện để tiếp cứu những nạn nhân cứu cấp thời thì hạn chế, bệnh viện Kathmandu và bệnh viện nào cũng gặp trở ngại này và người ta phải để những bệnh nhân không nghiêm trọng nằm ở ngoài lều ở ngoài sân xa. Népal chưa bao giờ gặp hoàn cảnh khổ như vậy 


Về trường học chúng ta cũng được biết đài BBC đã chụp rất nhiều hình ảnh của các em học sinh đi học lại thì trường hầu như đổ nát, có hơn 700 ngôi trường tại Népal bị tàn phá và các em đi học lại ở trong những lớp học dưới những cái lều hay những cái nhà lợp bằng tôn che tạm thời trong thời gian này. Phải nhận rằng chưa bao giờ chính phủ Népal phải đối diện với những thách thức lớn về vấn đề cứu trợ như vậy.

Và chúng tôi cũng xin chia sẻ kinh nghiệm chúng tôi đã từng đi cứu trợ tsunami ( sóng thần) và cứu trợ hurricane và cứu trợ động đất, chúng tôi có đến nơi bị tornado. Thì mỗi một thiên tai tạo ra một hoàn cảnh khốn khổ khác nhau, thật ra đôi khi mình rất khó để có thể hình dung được. Ví dụ như là khi chúng tôi về Phanang gần Phuket cứu trợ tsunami sóng thần vào bên này đường thì nhà cửa tàn phá hoàn toàn nhưng bên kia còn nguyên vẹn không bị gì hết. Khi đến Alabama để cứu trợ hurricane chúng tôi thấy rằng nguyên cả ngôi làng mà bị hurricane nhìn giống như thành phố bị bỏ bom tan hoang. Còn động đất tại Népal chúng tôi có cảm giác rất lạ là có những căn nhà đổ hoàn toàn mà gạch đá còn tuôn ra ngoài đường.

Chúng tôi vào ngôi chùa Ananda khuti Vihara, khi chúng tôi vào ngôi chùa tất cả Chư Tăng đều di tản ra khỏi tăng xá lên ở chung trên chánh điện tại vì nguyên cả tăng xá bị nứt và không biết xập bất cứ lúc nào. Chuyện động đất như vậy người ta phải tốn rất nhiều thì giờ để lượng định một tòa nhà thử xem có thể sụp và ở được không. 

Có 2 kinh nghiệm chúng tôi cảm thấy rất đặc biệt khi chúng tôi đến Népal liên quan đến động đất:

Khi về thăm cổ thành ở Patan đó là hoàng cung thì có một ngôi nhà rất cổ thật sự ngày xưa là một phần của hoàng cung ngày hôm nay nó bị nghiêng ra và toà lâu đài đó bằng gạch, người ta lấy cây chống đỡ nó, ở tầng dưới có những tiệm buôn bán, có lẽ quá cần để buôn bán do đó người ta vẫn tiếp tục mở cửa tiệm. Chúng tôi đi ngang cũng phải áy náy là không biết những khách hàng họ đi vào trong đó họ có ngại hay không, tại vì nguyên toà nhà bằng gạch mà họ lấy cây làm dàn chống đỡ, khi chúng tôi gửi tấm hình đó lên nét qúi vị sẽ thấy rất lạ lùng.

Và một kỷ niệm khác của chúng tôi khi về Népal đó là khi sắp ra phi trường thì lẽ chúng tôi ra phi trường sớm để chờ đợi, thì Ngài Dhammamurtii và Ngài Maitri không đồng ý phái đoàn đi sớm do đó Ngài đề nghị chúng tôi cùng ĐĐ Nguyên Thông về chùa Anandakhuti để nghỉ ngơi rồi sau đó đến giờ ra phi trường. Chúng tôi cũng nể lời. Và khi về tới ĐĐ Nguyên Thông được đưa vào nghỉ trong một cái lều dành cho những người tạm cư, đi cứu trợ mà lại được ngủ trong cái lều của những người tạm cư cũng là thú vị. Còn chúng tôi ngồi ở trong giảng đường và sau đó qúi Ngài hối đi tắm cho khỏe rồi đi, qúi Ngài nói như vậy thì chúng tôi cũng nể lời và sau đó chúng tôi biết phòng tắm nằm trong tăng xá và tăng xá là nơi Chư Tăng hiện tại không dám ở bởi vì nó có thể sụp đổ bất cứ lúc nào, thì các vị vô đó rồi các vị đem khăn rồi kêu chúng tôi vào tắm, chúng tôi vừa tắm chúng tôi vừa nghĩ có khi nào mình đang tắm rồi cái nhà nó sụp không, nếu mình đang tắm mà nhà sụp xuống thì đúng là nghiệp tới. Đó là một kinh nghiệm rất thú vị nhớ lại hình ảnh ĐĐ Nguyên Thông ngủ trong lều để 2 cái giường trong cái lều và chúng tôi đi tắm trong một cái nhà sắp sụp, đó cũng là sự chia sẻ cảm giác đối với những nạn nhân thiên tai ở Népal.

Đó là một vài hình ảnh chúng tôi muốn gửi đến qúi vị về đất nước Népal sau cơn động đất./. 

Thursday, July 9, 2015

Bài Nói Chuyện về chuyến đi cứu trợ Népal - bài 2

Bài nói chuyện của TT Giác Đẳng về chuyến đi cứu trợ Népal (bài 2)



TT Giác Đẳng  tường trình về chuyến đi cứu trợ Népal trong lớp Phật Pháp Buddhadhamma- bài 2. Ngày 24-6-2015. Minh Hạnh chuyển biên

TT Giác Đẳng:Bài tường trình hôm nay nói về đại lễ Phật Đản được tổ chức tại Thánh Địa Lumbini. 

Điều đầu tiên được nói đến là, chúng ta thường có câu hỏi Đức Phật là người Népal hay Ấn Độ? 

Câu hỏi đó thật ra không xác thật bởi vì biên giới của Ấn Độ thay đổi theo từng thời gian và đất nước Népal ngày nay cũng là một lãnh thổ được hình thành ở trong một thời điểm nào đó sau này. Như chúng tôi có trình bày: thời Đức Phật còn tại thế ở trong 16 vương quốc tại vùng Trung Ấn ở dưới chân Hy Mã Lạp Sơn có 4 tiểu quốc: tiểu quốc giòng Thích Ca bên nội  Đức Thế Tôn, tiểu quốc  giòng Kolya bên ngoại, tiểu quốc Mallà có kinh đô là Kusinàrà (Câu Thi Na) nơi Đức Thế Tôn viên tịch Niết-bàn và tiểu quốc Vajjì nơi giòng tộc Vaishali tạo lập một quốc gia dân chủ trong hình thức dân chủ đại nghị chúng ta được biết ngày nay. Thì về sau này trước những rời đổi của lịch sử đặc biệt khi người Anh xâm lăng Ấn Độ biến Ấn Độ thành thuộc địa họ đã vẽ lại biên giới, trong lúc vẽ biên giới giữa Ấn Độ và Népal không ai nghĩ đến một phần rất quan trọng của lịch sử Đạo Phật lại nằm ở bên kia biên giới của Népal, và vùng đất đó và ngày nay chúng ta được biết đến là City Siddhartha - thành phố Sĩ Đạt Đa trong đó bao gồm Thánh Địa Lumbini cả cổ thành Ca Tỳ La Vệ thời xưa. 

Khi sang cứu trợ bên Népal nhân dịp này phái đoàn đã đến Thánh Địa Lâm Tỳ Ni để chiêm bái Thánh Địa, bên cạnh đó đặc biệt tổ chức lễ Phật Đản trong mùa Vesak tháng 4 âm lịch của chúng ta là tháng Vesak. Điểm đầu tiên phải nói chưa bao giờ đến chiêm bái Thánh Địa nơi Đức Thế Tôn đản sanh trong thời điểm trời rất nóng khác hẳn hoàn toàn với không khí mát mẻ những lần đi hành hương vào cuối năm hay đầu năm Dương lịch tức là từ tháng 10 cho đến tháng 3. Và năm nay đi vào mùa này rất  nóng.

Vì có liên lạc trước do đó khi đặt chân đến Lumbini việc đầu tiên là chúng tôi và ĐĐ Nguyên Thông đã đến gặp Ngài Maitre, Ngài là vị trưởng lão của Phật Giáo Népal và đồng thời Ngài cũng là vị trưởng lão ở trong vùng Thánh Địa Lumbini. Bản thân của Ngài được xem như  vị đại diện  về phía Phật Giáo để nói chuyện với chính quyền tại vì Ngài là người Népal do đó Ngài thông thạo quen biết tất cả những chùa chiền tất cả những sinh hoạt chung quanh Thánh Địa Lumbini. Cũng phải nói thêm  chung quanh Thánh Địa Lumbini chính phủ Népal đã làm theo yêu cầu của Liên Hiệp Quốc lập một vùng đất riêng biệt trên 2 ngàn mẫu ở trong đó họ gọi là Lumbini world Peace Project (World Center for Peace and Unity). tức là đề án hoà bình của Lum Tì Ni. Trong dự án Hòa Bình với mảnh đất rộng này người ta có nhiều ngôi chùa Phật Giáo phân theo các tông phái.


Thật ra thì giờ phái đoàn không có nhiều, phái đoàn đến vào buổi trưa và ngày hôm sau tổ chức lễ Phật Đản, thú thật  trong đời chúng tôi chưa bao giờ tổ chức lễ Phật Đản ở vùng đất xa lạ vùng đất tương đối không quen thuộc nhiều với thời gian cực kỳ ngắn như vậy. Sau khi gặp Ngài Maitri nói phải bắt tay làm việc liền và trưa hôm đó Ngài đưa phái đoàn đến 11 ngôi chùa trong chung quanh Thánh Địa kể cả chùa Thái, chùa Miến Điện, chùa Cambochia , chùa Tích Lan, chùa Népal, chùa Tây Tạng, chùa Trung Hoa, chùa Nhật Bản, chùa Đại Hàn, chùa Áo, và một ngôi chùa khác của Phutan để cung thỉnh Chư Tăng tham dự đại lễ Phật Đản. Có lẽ chúng tôi nói như vậy nghe rất đơn giản nhưng thật sự không có đơn giản bởi vì thời tiết rất nóng, chúng tôi rất lo là trong phái đoàn có Sư Nguyên Thông cũng cao tuổi nhưng đặc biệt Sư rất hài hòa và rất chịu khó, đi chỗ nào Sư cũng thoải mái, có một vị trong phái đoàn gần như muốn xỉu tại vì trời nóng. Ở Mỹ tưởng tượng cái nóng 105, 108 độ F  đi xe không có máy lạnh và những nơi đến thì nóng. 

Có 3 điểm chúng tôi nhận thấy trong việc đi cung thỉnh Chư Tăng, thứ nhất vào mùa nóng Chư Tăng  tại Thánh Địa Lâm Tì Ni không có nhiều, các vị đều đi nơi khác tại vì quá nóng, điều đó dễ dàng nhận thấy. Thứ hai , con số Chư Tăng Ni còn lại giữ Thánh Địa ít và đa số các Ngài đều đang nỗ lực đi cứu trợ tại vùng động đất chung quanh Kathmandu do đó số còn lại tương đối như ở chùa có vài ba vị thì một vài vị đi một vài vị ở lại giữ chùa. Và điểm thứ ba chúng tôi nhận thấy đó là Ngài Maitri rất  quen thuộc và có ảnh hưởng rất lớn. Chúng tôi và ĐĐ Nguyên Thông nhận ra ngay rằng nếu không có Ngài thì không dễ dàng gì để mình mời thỉnh được Chư Tăng Ni, cuối cùng con số danh sách Ngài ghi được là trên 100 vị, ngày lễ thì đúng 101 vị.


Sau khi thỉnh Chư Tăng xong về lại chùa Thái, đêm đó chúng tôi ở tại chùa Thái, nơi chúng tôi ở là một phước xá tương đối phòng ốc tốt, chỉ có điều trời rất nóng nhưng chúng tôi và ĐĐ Nguyên Thông cũng tùy duyên, ở đâu thì sống theo đó thôi, vấn đề quan trọng mình thấy đó là đã thỉnh được một số lớn Chư Tăng. Còn về thực phẩm Ngài Maitri đã liên lạc với khách sạn nấu, vấn đề còn lại một vài chi tiết khác như hương đăng hoa quả  Ngài cũng chỉ định một số nhân sự để giúp lo. Về việc này thì cũng thành thật mà nói phái đoàn chỉ lo về mặt tài chánh còn về tổ chức  phần lớn Ngài Maitri hổ trợ rất nhiều.


Sáng hôm sau chúng tôi rời chùa Thái sớm đi ra Thánh Địa lạy Phật cũng như giới thiệu một ít về khu di tích lịch sử rất quan trọng của Phật Giáo thế giới ở trong đó kể cả thạch trụ của vua A Dục và phiến đá đánh dấu nơi Đức Thế Tôn đản sanh. Rồi chuẩn bị buổi lễ có sự có giúp đỡ của Ngài Maitri cũng như một số qúi Phật tử chuẩn bị hương đăng, một số các vị tu nữ tại Metta Center đệ tử của Ngài Maitri cũng đến phụ giúp. Chư Tăng đến giờ cử hành lễ qúi Ngài đến.

Phái đoàn lựa chọn nơi để hành lễ  dưới một cội cây bồ đề, cây bồ đề đó được trồng do ông Uthant, vị Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc người Miến Điện, khi Thánh Địa Lumbini được khai quật được biết tới và ông Uthant bấy giờ làm Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc đặt chân đến nơi này ông đã đặc biệt  trồng cây Bồ Đề này. Tàng cây Bồ Đề  cao lớn che bóng mát một khu vực lớn, tất cả Chư Tăng Ni Phật tử qùi hướng về nơi Đức Thế Tôn đản sanh cách hồ nước nơi Hoàng Hậu Maya đã từng xử dụng để tắm sau khi hạ sanh Thái Tử. Chúng tôi ước chừng có lẽ đối diện với trụ đá của vua A Dục khoảng chừng 20 thước và một hình ảnh Thánh Địa hiện ra trước mắt trọn vẹn đầy đủ khi  Chư Tăng tổ chức lễ dưới cội Bồ Đề.


Buổi lễ thực hiện tương đối sớm, bắt đầu lúc 10:00 giờ sáng, sau lời của Ngài Trưởng Lão Maitri  chúng tôi nói một vài lời: 
Thứ nhất để cám ơn sự hứa khả của Chư Tôn trở về tham dự lễ Phật Đản trong một dịp hết sức đặc biệt. 
Thứ hai, thành tâm tán thán công hạnh của qúi Ngài đã ở lại gìn giữ Thánh Địa duy trì sự có mặt của Phật Giáo trong điều kiện rất khó khăn về nhiều phương diện nhất là về thời tiết. Điều chúng tôi muốn nói đặc biệt là ngoài những tháng hành hương thì những tháng còn lại trong năm  tương đối rất vắng, chùa nào cũng phải tự lo lấy bằng tài chánh tự túc của mình. Phật tử chung quanh vùng không giúp đỡ gì về tài chánh cho các chùa, những chùa ngoại quốc ở đó thì hầu như phải tự túc bằng cách này hay cách khác. 
Và điều thứ ba chúng tôi muốn nói lời cảm kích đó là trong nỗ lực để cứu trợ cho nạn nhân Népal, thì nhận thấy có sự tham gia rất tích cực của cộng đồng Phật Giáo quốc tế và đặc biệt  hôm nay tổ chức lễ Phật Đản ngay nơi Đức Thế Tôn đã ra đời và vào thời điểm mùa Phật Đản mùa Vesak đồng thời cũng tổ chức lễ cầu nguyện cho những nạn nhân Népal những người mất cũng như những người còn.


Sau lời nói chuyện của chúng tôi Ngài Maitri đã yêu cầu phái đoàn VN cử hành phần nghi thức đầu tiên với thời lượng qui định 20 phút, thì giờ còn lại dành cho các phái đoàn khác. Chúng tôi trong tư cách  phái đoàn đứng ra tổ chức lễ Phật Đản chúng tôi tụng kinh bắt đầu thì chúng tôi nghĩ phần kinh Pali chúng tôi với ĐĐ Nguyên Thông tụng nhưng ngay khi bắt đầu bài kinh thì toàn thể Chư Tăng Nam Tông cùng đồng thanh cất lời tụng. Chư Tăng Nam Tông có sự đặc biệt dù đó là Tích Lan, Thái Lan, Miến Điện, Lào, Cambochia v.v... khắp thế giới thì đều tụng kinh Pali giống nhau. Do vậy 20 phút đầu giống như một nghi thức chính thức của Chư Tăng Ni theo Phật Giáo Nam Truyền, rồi phần tiếp theo Chư Tăng Thái Lan cũng tụng một bài theo âm giọng của Phật Giáo Thái Lan nhưng không dài lắm chỉ có 8 phút Và tiếp đến là Chư Tăng Đại Hàn, Chư Tăng Nhật Bản, Chư Tăng Trung Hoa, Chư Tăng Tây Tạng. Riêng về Chư Tăng Nhật Bản có Ngài HT 81 tuổi, lớn tuổi nhưng rất phương phi, chúng tôi rất kính mến tư cách rất nhẹ nhàng rất tùy hỉ của Ngài. Khi Ngài tụng kinh thì phải nói rằng sau đó  chính ĐĐ Nguyên Thông cũng nhìn nhận với chúng tôi là lúc nghe Ngài tụng kinh cả chúng tôi và ĐĐ Nguyên Thông rất là lo, tại vì Ngài lớn tuổi mà Ngài tụng chúng tôi không rõ kinh gì nhưng  Ngài tụng một mình mặc dầu đi với Ngài có một vị TT người Nhật Bản cũng trẻ và có một sư cô nữa nhưng  Ngài tụng một mình và  hơi của Ngài mình phải nói rằng Ngài vật dụng  sức rất nhiều đến đỗi chúng tôi cảm thấy rất là lo vì không biết có ảnh hưởng đến Ngài không nhưng phải nói rằng cách tụng của Ngài rất thành tâm, Ngài rất chú tâm để làm thế nào có một không khí rất trang nghiêm. 

 Đặc biệt, chúng tôi cũng thỉnh Chư Tăng của một ngôi chùa của Áo quốc ở tại Lumbini, đặc biệt là Chư Tăng người Áo tức là người Austria từ Âu Châu qua lập một ngôi chùa có dáng dấp một cái đền của LaMã nhưng bên trong thờ một vườn Lâm Tì Ni Đức Phật đản sanh và họ tu theo truyền thống Mật Tông, họ tụng kinh Phật Giáo Kim Cang Thừa rất hay, chư tăng cũng đến rất đông.


Chùa Áo Quốc thờ vườn Lum Tì Ni

Chư Tăng Trung Hoa cũng tụng với tương đối là dài, mặc dầu Đài Hàn, Trung Hoa, Nhật Bản, Áo quốc, Phutan mỗi nước chỉ có 8 phút nhưng qúi Ngài thật sự  đã đem tất cả thành tâm để cầu nguyện một đại lễ Phật Đản theo cách thế tổ chức của một cộng đồng quốc tế.

Sau khi phần nghi thức lễ Phật Đản xong Ngài Maitri  thay mặt cho phái đoàn cảm ơn Chư Tôn Đức nhất là sự hứa khả của qúi Ngài đến tham dự đại lễ. Con số Chư Tăng ghi nhận được là 101 vị Tăng Ni thuộc 11 quốc gia khác nhau từ trong khuôn viên của Thánh Địa mọi người dời sang bên chùa Népal đó là ngôi chùa lịch sử cất kế bên Thánh Địa, ngôi chùa đầu tiên sau khi tìm thấy trụ đá của vua A Dục  đã cất ngôi chùa này và ngôi chùa này gắng bó với một nhân vật lịch sử  đó là ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc ông Uthant, ông là người Miến Điện làm Tổng Thư Ký đầu tiên người Á Châu.

Buổi sáng sớm chúng tôi và ĐĐ Nguyên Thông đi với Ngài Maitri đến đây nhìn thấy bên vách tường có quạt có đèn nhưng tới giờ làm lễ trai tăng cúng dường thì lại không có điện, dĩ nhiên không có điện thì không có đèn không có quạt, và trời thì rất nóng. Chúng tôi hết sức cảm ơn ban quản trị chùa Népal theo sự hướng dẫn của Ngài Maitri và các vị tu nữ của Metta Center đã nỗ lực sắp xếp trong chánh điện. Tất cả có 4 hàng Chư Tăng Ni ngồi trong không khí rất trang nghiêm nhưng trời rất nóng, nóng đến đỗi chúng tôi ngồi có 10 phút mà mồ hôi ra ướt cả áo y, Tuy nhiên không khí trang nghiêm của Chư Tăng và đặc biệt nhìn thấy Chư Tăng Ni về tham dự đại lễ phải nói trong lòng cảm kích. 

Chúng tôi phải thưa là hầu hết tất cả các ngôi chùa, chùa nào cũng sung túc về vật chất, tại vì đem tiền từ Nhật Bản, từ Thái Lan, Miến Điện từ các nước qua nhưng các Ngài vì đạo tình vì sự mời thỉnh của phái đoàn đã đến đề dùng một bữa cơm thì cảm kích rất là nhiều. Chúng tôi hướng dẫn qúi Phật tử đọc lời tác bạch bằng tiếng Phạn để cúng dường lên Chư Tăng, thực phẩm cũng như lễ phẩm. Sau khi chúng tôi hướng dẫn qúi vị tác bạch thì Chư Tăng đọc kinh chúc phúc, tụng kinh chúc phúc xong bắt đầu qúi Phật tử cúng dường thực phẩm. Cách cúng dường thực phẩm theo truyền thống của Phật Giáo Tích Lan đó là mỗi vị có một đĩa và những người mang cơm lúc đó có chừng 6 món ăn khác nhau kể cả canh đan là canh bằng đậu và họ để trong chén, thức ăn thì để chung trong đĩa. Tuần tự họ đến từng đĩa của Chư Tăng để trước mặt để cúng dường. Khách sạn Mini Crystal chuẩn bị thức ăn tương đối tốt, chúng tôi thấy hài lòng là thức ăn hôm đó tương đối rất tươm tất. Sau khi qúi Phật tử đã cúng dường thực phẩm đến Chư Tăng thì có đại diện của phái đoàn để cúng dường tịnh tài. Cúng dường tịnh tài là có những bao thư có tiền để cúng dường lên Chư Tăng. 

Khi tương đối mọi việc đã lắng đọng ổn thoả chúng tôi thỉnh ĐĐ Nguyên Thông đại diện phái đoàn nói vài lời đặc biệt cảm tạ Chư Tôn Đức. Rất là hoan hỉ đi trong phái đoàn  bản thân của ĐĐ Nguyên Thông là một vị tiến sĩ về giáo dục và  giáo sư dạy học tại Hoa Kỳ do đó về vấn đề sinh ngữ hoàn toàn không có trở ngại khi cần thiết, nên chi có những lúc chúng tôi nhờ ĐĐ chia sẻ trình bạch hay phát biểu  rất là thuận tiện. Mặc dù chuyến đi thì chỉ có chúng tôi và ĐĐ Nguyên Thông là người xuất gia trong phái đoàn nhưng  cũng phải nói sự chia sẻ với nhau rất nhiều vì khả năng về sinh ngữ của ĐĐ Nguyên Thông nên ĐĐ thay mặt cho phái đoàn của Giáo Hội để nói lên lời tri ân chân thành đối với Chư Tôn Đức cũng như tán thán công hạnh của qúi Ngài đặc biệt  đã đến tham dự lễ Phật Đản do Giáo Hội tổ chức và cũng như một lần nữa nói lên nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong việc cứu giúp người Népal. 

Chúng ta tin rằng những gì tất cả chúng ta làm trong việc tổ chức đại lễ Phật Đản chung và cầu nguyện cho những nạn nhân thiên tai mang một ý nghĩa rất lớn trong sự mang lại niềm an ủi xoa dịu nỗi khổ đau bất hạnh  những nạn nhân thiên tai đã phải gánh chịu trong thời gian vừa qua. Sau lời của ĐĐ Nguyên Thông, Ngài Maitri đã có một vài lời trước khi Chư Tăng hoàn tất trai tăng vào buổi trưa. 

Như vậy đại lễ Phật Đản tại Lumbini có 2 phần, phần chánh lễ ngay tại Thánh Địa đó là phần nghi thức, còn phần trai tăng cúng dường ở trong chùa Népal nằm kế bên vì chúng ta không tổ chức ăn uống ở trong Thánh Địa.

Có 3 điểm trong phái đoàn đặc biệt rất hoan hỉ và chúng tôi và ĐĐ Nguyên Thông chia sẻ với nhau là ở trong thời gian rất ngắn nhưng nhờ sự hổ trợ tận tình của Ngài Trưởng Lão Maitri đã cung thỉnh được 101 Chư Tăng về tham dự. Thứ hai , đó là một điều khó quên trong cuộc đời  mình tổ chức Phật Đản ngay mùa Khánh Đản và ở nơi Đức Thế Tôn đản sinh, đó là một kỷ niệm rất lớn rất hoan hỉ. Điểm thứ ba, khi Ngài Maitri hỏi chúng tôi về việc thỉnh cúng dường trai tăng  mình muốn thỉnh bao nhiêu vị, chúng tôi trả lời càng nhiều càng tốt, bao nhiêu vị cũng được và Ngài hỏi thêm có các vị sadi, tu nữ thì có mời trai tăng cúng dường không chúng tôi trả lời rất hoan hỉ để mời, do vậy kể cả những vị sadi và kể cả những vị tu nữ phái đoàn đều cúng dường đồng đều như nhau. Chúng tôi và ĐĐ Nguyên Thông chia sẻ được những điều đó bởi vì khi chúng ta cúng dường nhất là về thực phẩm hay tịnh tài thì tất cả những ai tu tập chúng ta đều nghĩ đến và đều hoan hỉ chứ không phân biệt đây là những vị ĐĐ , đây là những vị TT đây là những vị nam tu sĩ v.v... mà tất cả các tăng ni tất cả tỳ kheo sadi đều hoan hỉ để cúng dường . 

Chúng tôi có cảm tưởng như một ngày lễ Phật Đản có rất nhiều những người con của Đức Phật từ nhiều quốc gia, từ nhiều ngôn ngữ, từ nhiều văn hóa quây quần với nhau. Và tuy một đại lễ tổ chức với thời gian chuẩn bị rất ngắn, đúng ra chỉ có 24 tiếng đồng hồ, trong 24 tiếng đồng hồ đó để hoàn tất buổi lễ mang tánh Quốc Tế  tại Thánh Địa chúng tôi cũng phải thưa với qúi vị đó là thời gian ngắn kỷ lục nhưng tất cả trong 10 người trong phái đoàn, đặc biệt là ĐĐ Nguyên Thông và chúng tôi đều cảm thấy rất vui ở một điểm là  điều đó có thể xảy ra được mặc dù trời rất nóng và thời gian rất ngắn. 

Dù sao cũng phải nói  chúng ta đã làm một việc rất có ý nghĩa đối với Đức Phật, ý nghĩa đối với bản thân của chúng ta, và ý nghĩa đối với những nạn nhân thiên tai. Dù là điều này đặt trên phương diện tín tâm để hồi hướng phước cho những người đã mất và cầu nguyện cho những người còn sống. Sau đó thì phái đoàn mới thật sự bắt tay vào việc cứu trợ ở tại những vùng động đất./. 

Khóa Tu Học Mùa Hè 2015 - Thụy Sĩ

THÔNG BÁO
KHOÁ TU HỌC MÙA HÈ 2015
THỤY SĨ



Chủ đềNGƯỜI PHẬT TỬ TRƯỚC NHỮNG ĐỔI THAY CỦA THẾ GIỚI HÔM NAY
Ba ảnh hưởng lớn đang chi phối loài người trên trái đất là những tiến bộ kỹ thuật, sự toàn cầu hoá và giá trị gia đình. Thử tìm đọc lại những bài kinh xưa có những gợi ý lợi lạc cho cuộc sống hôm nay. Hai ngày tu học cũng có hướng dẫn về nghi thức tụng niệm nhật hành, học Phạn ngữ và thiền tập.

Giảng Sư: Thượng Tọa Thích Giác Đẳng


Thời gian: Hai ngày, khai giảng lúc 9 giờ sáng ngày thứ bảy 12 tháng 09 đến 16 giờ chiều chủ nhật 13 tháng 09 năm 2015.



Đia điểm:
 JK- Haus
Zweierhof 19

8824 Schönenberg, ZH




Học phí:
· Người lớn (trên 16 tuổi): 40 Fr.
· Trẻ em (dưới 16 tuổi): 25 Fr.

Ghi danh:
- Diệu Quang: 076 548 20 99 dieuquang@gmail.com, WhatsApp, Viber
- Toàn Bùi 032 558 73 03 / 076 247 12 65 tbui@gmx.ch
- Ở Mỹ xin liên hệ Chùa Pháp Luân +1713-433-4364 email: phamdang0308@yahoo.com


Trang web: http://tuhocthuysi.blogspot.com/

Ghi chú:

Xin quí vị mang theo túi ngủ để nghỉ đêm và 1 đôi dép để đi trong nhà.
Xin trân trọng thông báo đến quí phật tử gần xa mời đến tham dự khoá tu học.
Nhờ các anh chị em thông báo đến quí vị Phật Tử khác nếu chưa được biết tin.


--ooOoo--


Hướng dẫn đến khóa tu học Schönenberg ZH

địa chỉ
Tên nhà: JK- Haus
Tên đường: Zweierhof 19
Tên của Làng: 8824 Schönenberg, ZH

hướng dẫn đi bằng xe lửa:

Quý vị lấy xe lửa về Wädenswil ZH. Từ nhà ga Wädenswil quý vị lấy xe Bus(10 phút) hướng Schönenberg, xuống ở Zweierhofen. Từ trạm xe Bus Zweierhofen đến khóa tu học là 200 m.

Lịch trình của xe lửa xin vào www.sbb.ch






















Saturday, July 4, 2015

TT Giác Đẳng - Chuyến đi cứu trợ Népal

Bài nói chuyện của TT Giác Đẳng về chuyến đi cứu trợ Népal

Népal

TT Giác Đẳng tường trình về chuyến đi cứu trợ Népal trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma này 22-6-2015, Minh Hạnh chuyển biên.

TT Giác Đẳng: Như tất cả qúi vị đều biết trong tháng Tư một trận động đất lớn xảy ra tại Népal vào ngày 25-4-2015 với đồng hồ địa chấn Mercalli scale ghi nhận 7.8 được xem như trận động đất lớn nhất tại Népal trong 80 năm qua. Trận động đất này tạo nên một cảnh hỗn loạn nhiều nhà cửa sụp đổ, người ta ước chừng trên 10 ngàn người chết, trên 22 ngàn người bị thương và khoảng 2 triệu người Népal sống trong cảnh không nhà. Tiếp theo đó là những dư chấn có khi 5 đến 6 chấm, và ngày 12-5 một trận địa chấn thứ hai xảy ra tại phía đông bắc của thành phố Kathmandu chừng 60 km, trận địa chấn này được ghi nhận khoảng chừng 7.3, không mạnh bằng địa chấn trước nhưng cũng gây thêm một số các thương vong và hư hại nhà cửa cũng như đường xá tại Népal. 

Vì vậy, sau trận động đất thứ nhất vài hôm chúng tôi có hội ý với tất cả Chư Tăng trong Văn Phòng II Viện Hóa Đạo để kêu gọi cứu trợ, chúng tôi nghĩ Népal là một quốc gia có Thánh Địa Lâm Tỳ Ni, chúng ta người Phật tử cũng nên làm cái gì đó, do vậy chúng tôi quyết định ngoài việc kêu gọi cứu trợ Népal Giáo Hội sẽ tổ chức một chuyến đi sang Népal tổ chức lễ Khánh Đản Phật lịch 2559 tại Thánh Địa Lâm Tỳ Ni và đồng thời cứu trợ. 

Ban đầu, chúng tôi không nghĩ sẽ có được một số tài chánh tương đối khá để đi Népal, bởi vì kêu gọi rất gấp, ngày 25 tháng Tư động đất xảy ra, đầu tháng Năm chúng tôi đã kêu gọi và chỉ một tuần lễ sau qúi Phật tử khắp nơi hưởng ứng. Đặc biệt tại thành phố Houston có buổi gây qũi tiên khởi được khoản 70 ngàn dollars. Cho đến ngày 3 tháng 6 chúng tôi rời Hoa Kỳsố tiền đã lên 203 ngàn dollars khi kết sổ cứu trợ. Đó là một con số vượt ngoài sự mong đợi của chúng tôi.

Phật tử ghi danh trong phái đoàn tương đối rất đông trên 20 người, nhưng sau trận địa trấn lớn thứ hai ở Népal người ta sợ không biết những trận động đất tiếp theo sẽ xảy ra lúc nào nên con số từ từ xuống, hơn 15 người đã xin hủy chuyến đi, mặc dù những vị này là những vị đã rất tích cực lúc ban đầu. Vì thời gian gấp chúng tôi không có nhiều thì giờ để cung thỉnh Chư Tăng trong Giáo Hội đi vì qúi Ngài bận lễ Phật Đản, rất may cho chúng tôi có Sư Nguyên Thông tại chùa Liên Hoa, Dallas có dự định đi hành hương Ấn Độ với chúng tôi. Khi chúng tôi trình bày về vấn đề sẽ đi Népal để cứu trợ và sau đó đi qua Ấn Độ để chiêm bái Thánh Tích nhưng không rõ được chương trình Sư cũng rất hoan hỉ đi. Và cũng phải nói Sư tương đối cao tuổi 77 tuổi mà có thể dám chấp nhận đi một chuyến đi cứu trợ như vậy thì thật ra chúng tôi cũng rất qúi tinh thần dấn thân không ngại của Sư. 

Ngày 3 tháng 6 chúng tôi lên đường đi Népal và thứ Sáu ngày 19 tháng 6 chúng tôi trở về Houston sau chuyến đi cứu trợ. Bây giờ ngồi đây nói về chuyến đi chúng tôi phải nói rằng có nhiều chuyện để nói, sắp tới sẽ có một số các bài tường trình bằng hình ảnh để qúi vị có thể theo dõi chuyến đi nhiều hơn. 

Riêng về đất nước Népal có lẽ hôm nay chúng tôi nói hơi dài giòng một chút bởi vì nếu qúi Phật tử không rõ một số chi tiết của xứ Népal tương đối qúi vị cảm thấy hơi khó hiểu. Đôi khi có Phật tử hỏi không biết xứ này là xứ theo Phật Giáo hay theo Ấn Giáo, hay xứ Népal ngày hôm nay đối với người Phật tử chúng ta có quan hệ như thế nào, và bối cảnh tương đối hết sức là đặc biệt. 

Thời Đức Phật còn tại thế, dưới chân núi Hy Mã Lạp Sơn có 4 tiểu quốc là 4 quốc gia tương đối nhỏ, quốc gia đầu tiên của giòng Thích Ca - Sākya ngày nay một số lớn được biết đến gọi là bộ tộc Theru bộ tộc Sàkya giòng họ Thích Ca, một quốc gia khác là quốc gia Kolya có kinh đô đặt tại Devadaha bên ngoại tông của Đức Phật là quê hương của Hoàng Hậu Maha Maya (Ma Da) và Di Mẫu Maha Pajapati Gotami, hai tiểu quốc khác là tiểu quốc xứ Mallà có kinh đô Kusinàrà (Câu Thi Na) nơi Đức thế Tôn lựa chọn để viên tịch Niết Bàn, một vương quốc khác của người Licchavrì có kinh đô Vesàli nơi Đức Thế Tôn thành lập giáo đoàn Tỳ Kheo Ni. Cả bốn tiểu quốc nằm dưới chân núi Hy Mã Lạp Sơn đều có liên hệ đặc biệt đến cuộc đời Đức Phật như khi nãy chúng tôi có đề cập với qúi vị, vương quốc giòng Sākya là quê nội, vương quốc giòng Kolya là quê ngoại, vương quốc xứ Mallà là nơi Đức Thế Tôn viên tịch, và xứ Licchavrì kinh đô Vesàli là nơi Đức Thế Tôn thành lập giáo đoàn Tỳ Kheo Ni. 

Đó là bối cảnh của vùng đất dưới chân núi Hy Mã Lạp Sơn thời Đức Thế Tôn còn tại thế. Sau khi Đức Thế Tôn viên tịch có một số những biến đổi, Ấn Độ cũng như Trung Hoa là những quốc gia lớn do đó biên giới của các quốc gia từ thời xa xưa cho đến ngày hôm nay thay đổi rất nhiều, ví dụ như qúi Phật tử nào đọc những tác phẩm Xuân Thu Oanh Liệt, Đông Châu Liệt Quốc chẳng hạn vào thời Chiến Quốc Trung Hoa có bản đồ khác hơn ngày nay, sau đó khi họ thống nhất đất nước, từ đời Tần thống nhất đất nước rồi qua những triều đại như đời Tống, đời Nguyên, đời Minh, đời Thanh v.v... biên giới thay đổi, Ấn Độ cũng như vậy. 

Chúng ta được biết sau khi Đức Thế Tôn Ngài viên tịch có 3 cuộc di dân tương đối đáng kể, cuộc di dân của giòng tộc Sākya, cuộc di dân thứ hai là xứ Kosala, và cuộc di dân của dân xứ Mallà. Chúng ta được biết sau khi vua Ba Tư Nặc mất thì thành Xá Vệ xứ Kosala (Kiều Tát La) dần dà rơi vào chỗ suy tàn thì một triều đại là triều đại Maurya tức triều đại Khổng Tước vị vua nổi bậc nhất của triều đại Khổng Tước là vua A Dục vị hoàng đế mà chúng ta tất cả những người Phật tử đều biết thì trên phương diện huyết thống triều đại Maurya là hậu duệ của giòng Sākya. Nói một cách khác vua A Dục trên phương diện huyết thống có liên hệ với Đức Phật và triều đại Maurya là một triều đại rất lớn mạnh, từ một vùng núi hiểm trở và trong vùng núi hiểm trở đó họ có thể gìn giữ được bản sắc của họ cũng như nền văn hóa cũng giống như sự nghiệp của họ. Rồi vì trước sự lớn mạnh của triều đại Maurya cả 3 giòng tộc là Sākya và Licchavrì và Mallà đều di tản về một nơi ngày hôm nay gọi là Kathmandu Valley tức thung lũng Kathmandu. Cả 3 đều để lại những dấu ấn rất quan trọng theo thời gian. 

Trụ đá Vua A Dục

Ngày nay chúng ta về Kathmandu còn thấy 4 trụ đá của vua A Dục và hơn 200 tháp bằng đá có khắc hình tượng Phật do những vị Licchavrì ngày xưa ở tại kinh đô Vesàli khắc. Thì cả 3 gìòng tộc đó đều thiết lập những vương quốc tại thung lũng Kathmandu ngày nay, càng về sau những tiểu quốc nằm trên vùng đất Népal bởi vì họ là những người rất tháo vát và đồng thời quen với cuộc sống miền núi non hiểm trở đã khiến cho họ tương đối độc lập so với vùng đất ở dưới là Ấn Độ, ngay cả người Hồi giáo khi đến xâm lăng Ấn Độ cũng không thôn tính Népal, và Népal vẫn độc lập ở dưới thời đại của các vị vua Hồi giáo Ấn Độ cũng không xâm lăng được Népal, ngay cả thời người Anh chiếm Ấn Độ làm thuộc địa Népal vẫn là một quốc gia độc lập. Có nghĩa Népal đã giữ được sự độc lập của họ xuyên suốt trong một thời gian rất dài từ lúc lập quốc cho đến ngày hôm nay, một chuyện cũng rất hi hữu ở trong lịch sử của Á Châu.

Trên phương diện địa dư Népal một vùng đất nằm giữa hai quốc gia thời cổ là Tây Tạng và Ấn Độ địa thế này trở nên rất quan trọng. Ngày hôm nay Tây Tạng đã bị Trung Quốc xâm chiếm do đó chúng ta tạm gọi Népal nằm giữa hai nước khổng lồ của Á Châu là Trung Hoa và Ấn Độ. Nhưng thời xưa Népal nằm giữa Tây Tạng và Ấn Độ và do nằm giữa như vậy họ có con đường giao thương rất quan trọng trên phương diện văn hóa học thuật và tôn giáo.

Thật sự, Phật giáo được chia làm 3 tông phái chứ không phải 2 tông phái:

1.Tông phái Phật giáo Bắc Truyền bao gồmTrung Hoa, Đại Hàn, Nhật Bản, Việt Nam.

2. Phật Giáo Nam Truyền bao gồm Lào, Cambochia, Thái Lan, Tích Lan, Miến Điện.

3. Một hệ phận Phật Giáo khác gọi là Phật Giáo Hy Mã Lạp Sơn. Phật Giáo Hy Mã Lạp Sơn thường theo Kim Cang thừa, bao gồm Sikkim, Phutan, Népal, Tây Tạng nằm chung trong Hy Mã Lạp Sơn. Phật giáo này thường mang bản sắc của Phật giáo Vajrayāna tức là Phật Giáo Kim Cang Thừa hay Phật Giáo Mật Tông ngày nay là Tantric Buddhism, chữ Tantric cũng chỉ cho Phật Giáo Bắc Tông.

Bởi vì Népal ở trên con đường giao thương giữa Ấn Độ và Tây Tạng do vậy ngày nay chúng ta đến đến Népal thấy người Népal có ảnh hưởng cả hai nền văn hóa, họ mang cả hai văn hóa. Văn hóa Ấn Độ như có những người Népal mặc sari và ăn cà ri, nan và chapati chữ viết của họ giống như mẫu tự Nepali. Nhưng một phần nào đó về kiến trúc về hội họa về văn hóa thì mang rất nhiều bản sắc của Tây Tạng. Có thể nói Népal là một chỗ giao thoa giữa Tây Tạng ( ở trong quá khứ) và Ấn Độ, hiện tại là Trung Hoa và Ấn Độ, nằm ở giữa như vậy và nguyên cả nước Népal ngoại trừ gần 75% đất đai gần Lumbini là bình nguyên còn lại nằm trên rặng Hy Mã Lạp Sơn và do vậy trong 10 đỉnh núi cao nhất của thế giới thì có 8 đỉnh núi cao nằm tại Népal trong đó có đỉnh Everest đỉnh núi cao nhất thế giới.

Nhiều Phật tử đến Népal một câu hỏi đặt ra rằng xứ này có phải là xứ Phật giáo không?

Tượng Phật có khắp nơi trên đất nước Népal và Phật Giáo ở Népal thì không hẳn là Phật Giáo. Thật ra Népal có một hình thức tôn giáo giống như Nhật Bản và VN. Tại VN có sự giao thoa pha lẫn giữa tam giáo là đạo Phật, đạo Khổng, và đạo Lão, chúng ta gọi là tam giáo đồng nguyên. Ngày hôm nay có nhiều người vừa thờ đạo ông bà vừa đi chùa, nếu gọi là Phật tử thì cũng không hẳn là Phật tử thuần thành, nhưng gọi không phải Phật tử thì cũng không phải tại vì mặc dầu bình thường họ không đi chùa nhưng gặp Phật thì cũng biết lạy và khi chết cũng đến chùa nhờ Chư Tăng tụng kinh, thì người Népal cũng vậy. Hay ở Nhật Bản chúng ta thấy người Nhật Bản vừa theo đạo Phật vừa theo đạo Shinto thống kê có 95% dân chúng Nhật Bản theo Phật Giáo, nhưng 90% là theo đạo Shinto là Thần Giáo. Hỏi rằng như vậy tại sao quốc gia 90% theo Thần Giáo mà 95% theo Phật Giáo nhưng kỳ thật có một con số rất lớn của những người Nhật Bản họ theo cả hai tôn giáo trong đời sống của họ, trường hợp này rất đặc biệt của Phương Đông.

Vấn đề như vầy; chúng tôi đọc rất nhiều tài liệu ở trong những tài liệu này cho chúng ta thấy có 3 nguyên nhân tạo nên trường hợp pha lẫn giữa Phật Giáo và Ấn Giáo ở Népal.

1. Nguyên nhân đầu tiên là giai cấp Bàlamôn tức là giai cấp giáo sĩ, giai cấp Sát Đế Lỵ là giai cấp vua chúa, giai cấp của thống trị giai, cấp vệ xá là giai cấp thương gia, và giai cấp thủ đà la là giai cấp nô lệ hay những người cùng đinh.

Giai cấp xã hội đã khiến những người thuộc giòng tộc Sākya, giòng tộc Mallà, những người Licchavrì bắt buột dần dà họ trở về lại với nền văn hóa của Ấn Độ, tại vì sao vậy? Tại vì Phật Giáo không chấp nhận hệ thống giai cấp. Và không chấp nhận hệ thống giai cấp thì họ không bảo vệ được giòng tộc của họ, muốn bảo vệ giòng tộc của họ thì họ phải dựa trên một quan niệm là họ thuộc về giai cấp nào đó. Thí dụ như thuộc vào giai cấp sát đế lỵ tức giai cấp vua chúa, giai cấp chiến sĩ những người nắm vai trò cai trị xã hội và nhờ vào bản sắc đặc thù của họ những người Licchavrì những người theo giòng tộc Sākya và những người Mallà từ những người Phật tử rất thuần thành một hai trăm năm sau khi Đức Phật viên tịch đã trở về văn hóa Ấn Độ mà người ta gọi Ấn giáo là Hindu. Thì những người theo Ấn giáo đặc biệt họ xem trong xã hội do điều kiện tự nhiên tức do Thượng Đế an bày tạo ra 4 giai cấp như vậy. Ngày hôm nay vấn đề giai cấp vẫn còn là chuyện phân biệt rất lớn tại Népal và do họ muốn giữ giai cấp đó nên họ quay trở về gìn giữ văn hoá Hindu hay là văn hóa của Bàlamôn giáo.

2. Nguyên nhân thứ hai Đạo Phật bị pha lẫn tại Népal là một đặc tính của những người miền núi chúng ta gọi là những người Bon. Đất nước Népal có hơn 65 sắc tộc nhưng kỳ thật những sắc tộc này chênh lệch nhau không nhiều. Ở trong hơn 65 sắc tộc đó chỉ có 11 sắc dân đặc biệt đa số theo Phật giáo, thí dụ những người Tamang chẳng hạn có 95% theo Phật Giáo. Ngoài 11 bộ tộc được xem là Phật Giáo thì những bộ tộc khác họ pha lẫn giữa Phật Giáo và Ấn Giáo. Lý do họ pha lẫn vì những người miền núi có một tín ngưỡng nhân gian "bái vật giáo". Bái vật giáo tức là họ sùng bái những ngẫu tượng, họ sùng bái thần núi, thần sấm, thần sét, sùng bái thần mặt trời, những tảng đá, những cây thọ thần, những cây v.v... Tôn giáo nhân gian chúng ta gọi là "bái vật tôn giáo" này rất mạnh, ví dụ như ở VN sau này chúng ta thấy có những người thờ ông Tài, ông Địa, hay thờ bà Chúa xứ, họ thờ những thần linh. Thì người dân miền núi quan niệm bái vật rất lớn và phải nói rằng những người thờ bái vật có nhiều màu sắc, như những người lên đồng bóng, họ có nhiều màu sắc, do vậy đôi khi chúng ta nói người nào đó mặc đồ giống như cải lương hay giống như đồng bóng, giống như đồng bóng là bởi vì người nghiện đồng bóng có nhiều màu sắc và dân miền núi thì lại đặc biệt như vậy.

Chính điểm này đã khiến những người Phật tử không giữ sự thuần thành của họ đối với Phật giáo bởi vì Phật Giáo rất đơn giản, Phật giáo ngay cả chuyện thờ phượng Đức Phật cũng không giống như thờ phượng thần linh và người Phật tử thờ phượng Đức Phật là biết thâm ân của Đức Phật, hành theo lời của Đức Phật dạy nhưng không xem Đức Phật là vị thần linh ban phước tha tội như phong tục của các tôn giáo khác. Do vậy dần dà sự pha lẫn ở bên ngoài chẳng hạn như chuyện cúng sao giải hạn không phải một quan niệm đúng theo Phật Giáo nhưng việc cúng sao giải hạn ngày nay rộng rãi khắp các chùa Phật giáo Đại Thừa và cộng đồng Phật Giáo VN mỗi lần lễ rằm tháng riêng luôn luôn có tục cúng sao giải hạn. Thì chính phong tục bái vật giáo đã khiến cho Phật Giáo ở miền núi thường bị mang bản sắc của thần linh, mang bản sắc của thờ ngẫu tượng, mang bản sắc của tín ngưỡng nhân gian và không giữ được Phật Giáo thuần túy.

The Wheel Of Life

Thật ra, về điểm này chúng ta thấy trong nền văn hóa Phật Giáo Tây Tạng thường hay đề cập đến lục đạo, lục đạo tức là 6 cõi gồm: Chư Thiên, Trời, người, ngã qủi, atula, súc sanh, địa ngục. Sáu cõi này được minh hoạ được nói rất nhiều, ở trong 6 cõi đó đặc biệt cõi atula, ngã qủi, bàng sanh họ đi vào chi tiết hơn những quốc gia Phật giáo khác tại vì thế giới ma qủi, thế giới vô hình là cái gì hấp dẫn đối với những người miền núi. Ví dụ như chúng ta nghe tác phẩm "Tử Thư" (Tibetan Book of the Dead) của Tây Tạng nói nhiều về thân trung ấm về cảnh giới tái sanh. Và người Tây Tạng đặc biệt ưa chuộng giáo lý Thập Nhị Nhân Duyên trong lúc đó tại Trung Hoa và Nhật Bản đa số nhà Sư theo Đại Thừa xem giáo Lý Thập Nhị Nhân Duyên là giáo lý của Duyên Giác của những vị thấp không hợp với Bồ Tát thừa, và không hợp với Phật thừa, do đó giáo lý Thập Nhị Nhân Duyên, Tứ Đế thường xem như thứ yếu. Nhưng tại Tây Tạng đặc biệt rất phổ thông với giáo lý Thập Nhị Nhân Duyên, thậm chí những minh họa The Wheel Of Life một minh họa rất quen thuộc khi chúng ta nghe về Phật Giáo Hy Mã Lạp Sơn.


3. Yếu tố thứ ba khiến cho Phật Giáo dễ dàng pha lẫn với Ấn Giáo ở tại Népal là sự lệ thuộc văn hóa. Népal là một quốc gia nhỏ, Népal so với người Ấn Độ như Việt Nam so với Trung Hoa. Người Népal nói tiếng Népal nhưng chữ viết họ dùng nhiều của Ấn Độ. Chúng tôi đi có nhiều dịp nói chuyện với Ngài Maitri và Sư Assaji thì một người Népal bình thường họ có thể hiểu được 80% tiếng Hindi của Ấn Độ và họ xử dụng rất nhiều ngôn ngữ Ấn Độ cho những danh từ chuyên môn nhất là về khoa học kỹ thuật. Tương tự giống như người VN chúng ta mặc dầu chúng ta chống Trung Quốc, mặc dầu thời gian gần đây Trung Quốc xâm lăng VN, VN có vẻ như muốn có độc lập nhưng phải nói từ trong chùa chiền nhất là chùa chiền của Phật Giáo Bắc Tông cho đến văn học bên ngoài ảnh hưởng Trung Hoa rất nhiều. Chúng ta sài những từ vựng Hán Việt, múa lân, hoặc giả ngày tết như tết Đoan Ngọ, hay về kiến trúc, về văn tự ảnh hưởng từ Trung Hoa rất nhiều. Người Népal tương tự như vậy, họ ảnh hương từ Ấn Độ rất nhiều, bởi vì họ là một nước nhỏ, mặc dầu họ có bản sắc riêng của họ nhưng bởi vì quá gần và sự giao thoa trở nên thường xuyên, và gốc của họ cũng là gốc từ Ấn Độ qua. Do vậy họ mang nhiều sự pha lẫn giữa Ấn Giáo và Phật Giáo.

Chúng tôi kể một câu chuyện rất thú vị, Chư Tăng trong giáo hội Tăng Già Phật Giáo Népal đưa chúng tôi và ĐĐ Nguyên Thông đến một khu đền vua ở thành phố Patan. Trong đền vua có một ngôi đền của Ấn Giáo, Ngài Maitri định đưa phái đoàn vào thì người lính cản lại và chỉ vào tấm bản trước cửa, họ nói "bởi vì qúi vị là những vị Tăng sĩ Phật Giáo không phải là người Ấn Giáo và ngôi đền này chỉ có người Ấn Giáo mới vào được ". Ngài Maitri nói với chúng tôi: " mấy người ở đây lạ lắm lúc nào họ cần thì họ nói Phật Giáo cũng là Ấn Giáo, Đức Phật là hiện thân của thần Vishnu, và người Phật tử cũng là người Hindu,nhưng những lúc họ không ưa họ nói Phật Giáo không phải Ấn Giáo". Tức là chuyện nhìn nhận người Phật tử có phải là người Ấn Giáo hay không là Ấn Giáo tùy theo nhu cầu của họ, lúc họ cần thì họ ghép chung vào, không cần thì họ tách riêng. Họ nói như vầy: 40% người Népal tin Phật nhưng trong số đó có một số lớn vừa tin Phật vừa tin Ấn Giáo. Nhưng theo thống kê của Liên Hiệp Quốc chỉ có 10.2% những người Népal họ nói là Phật tử họ không phải Ấn Giáo, chỉ có 10.2 thôi không có nhiều. 


Chùa Vàng (Golden Temple)

Nhưng văn hóa của Phật Giáo và văn hoá Népal là một văn hóa pha lẫn có bàng bạc ở khắp nơi và điều này tạo thành một chuyện rất trớ trêu là ngay cả một ngôi chùa Phật Giáo của giòng Sākya ở tại thung lũng Kathmandu gọi là ngôi Chùa Vàng (Golden Temple) là một ngôi chùa được mạ vàng rất đẹp, chúng tôi và ĐĐ Nguyên Thông có vào chiêm bái, thì ở trong đó rất nhiều hoa văn họa tiết đặc trưng của nền văn hóa Népal . Chúng ta có thể thấy một ngôi chùa Phật Giáo của giòng họ Thích Ca được duy trì giữa thung lũng Kathmandu một trung tâm văn hóa của Népal, mà ngay cả ngôi chùa này chúng ta thấy có rất nhiều hình tượng của Bàlamôn giáo hay của Hindu Ấn Giáo. Và khi chúng ta đi qua những khu vực hoàng cung của Népal thì có những tháp có những hình tượng Phật trở lên tương đối khó hiểu với người Phật tử trên thế giới về văn hóa của Népal. /.