Sunday, December 20, 2015

Lễ Dâng Y, Lễ Húy Nhật HT Hộ Giác, Lễ Ra Mắt Hội Đồng Diều Hành UBC

Đại lễ Dâng Y và Lễ Húy Nhật HT Hộ Giác và Lễ ra Mắt Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất - UBC tại Chùa Pháp Luân thành phố Houston, Texas Hoa Kỳ ngày 22-11-2015






























Monday, November 16, 2015

HỘI ĐỒNG GIÁO PHẨM UBCV – GHPGVNTN RA THÔNG BẠCH CẦU NGUYỆN CHO CÁC NẠN NHÂN KHỦNG BỐ TẠI PARIS PHÁP QUỐC

THÔNG CÁO BÁO CHÍ SỐ 16
Ngày 15 tháng 11 năm 2015
 
HỘI ĐỒNG GIÁO PHẨM UBCV – GHPGVNTN RA THÔNG BẠCH CẦU NGUYỆN CHO CÁC NẠN NHÂN KHỦNG BỐ TẠI PARIS PHÁP QUỐC
 
HOUSTON – 15.11.2015 – (PBC, HĐĐH): Hòa thượng Thích Thông Đạt, Chủ tịch Hội Đồng Giáo Phẩm UBCV – GHPGVNTN, vừa gởi đến Phòng Báo Chí Thông Bạchkêu gọi chư Tăng Ni và Phật tử thành viên Giáo hội góp lời cầu nguyện cho nạn nhân khủng bố Paris Pháp quốc.
 
Hòa thượng không quên ân cần nhắc nhở người con Phật tránh sử dụng ngôn ngữ cực đoan, kích động hận thù, gây thêm oan kết trong kiếp người vốn quá nhiều đau thương, oan trái.
 
Sau đây là nguyên văn Thông bạch của Hòa thượng Chủ tịch Hội Đồng Giáo Phẩm:


Inline image

THÔNG BẠCH
   Cầu Nguyện Cho Các Nạn Nhân Khủng Bố Tại Paris Pháp Quốc

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

Kính bạch chư Tôn đức,
Kính thưa quý Phật tử,
 
Biến cố khủng bố tại Paris vào tối thứ sáu 13-11-2015 đã làm thiệt mạng 129 người và hơn 200 người bị thương. Nổi đau thương không phải chỉ riêng đối với nạn nhân và gia đình của họ mà còn báo động hiểm họa có thể xẩy ra cho nhân loại trước bao khủng hoảng, hận thù, chiến tranh.

Trong đại bi tâm của người con Phật, Giáo Hội xin kêu gọi toàn thể các thành viên, đơn vị cơ sở cùng tổ chức lễ cầu nguyện cho những nạn nhân đã mất được siêu sanh lạc cảnh, những người tại tiền sớm trở về với cuộc sống an lạc, thanh thản.

Tai ương khủng bố trên toàn cầu cũng nhắc nhở chúng ta tránh tất cả những ngôn từ hiềm hận, kích động cực đoan để tránh gieo rắc hạt giống oan kết vốn tạo quá nhiều đau thương trong đời.  Đức Phật đã từng nhắc nhở chỉ có thân hiền thiện, khẩu từ hoà, ý thanh tịnh mới thể hiện được bản nguyện tự giác, giác tha.
Nguyện cầu thế giới hoà bình, chúng sanh an lạc.

San Jose ngày 14 tháng 11 năm 2015
TM Hội Đồng Giáo Phẩm
Sa môn Thích Thông Đạt
Chủ tịch

Tuesday, November 10, 2015

Thư mời Lễ Dâng Y, Lễ Húy Nhật Đại Lão Hòa Thượng Thích Hộ Giác, Lễ Ra Mắt Thành Phần Nhân Sự Và Công Bố Đường Hướng Hoạt Động Của UBCV

Thư Mời Lễ Húy Nhật Đại Lão Hòa Thượng Thích Hộ Giác, Lễ Ra Mắt Thành Phần Nhân Sự Và Công Bố Đường Hướng Hoạt Động Của UBCV

ubcv
THƯ MỜI
Lễ Húy Nhật Đại Lão Hòa Thượng Thích Hộ Giác,
Lễ Ra Mắt Thành Phần Nhân Sự Và Công Bố Đường Hướng Hoạt Động Của UBCV
Hằng năm lễ huý nhật Cố Đại Lão Hoà Thượng Thích Hộ Giác, một bậc cao tăng đương đại, suốt đời phụng sự với đức tính khiêm cung, hoà ái, được tổ chức vào dịp đại lễ Tăng y chùa Pháp Luân.
Cũng vậy, năm nay Đại lễ được tổ chức vào ngày Chủ nhật 22-11-2015 lúc 10:30 sáng tại chùa Pháp Luân – Houston, Texas.   Nhân  dịp nầy, Unified Buddhist Church of Vietnam – Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (UBCV) sẽ tổ chức lễ ra mắt thành phần nhân sự Hội Đồng Giáo Phẩm, Hội Đồng Đại Diện, Hội Đồng Điều Hành, Ủy Ban Thanh Lý Tài Sản Chùa Phật Quang và công bố đường hướng hoạt động của UBCV theo quyết nghị của Đại Hội Phật Giáo tháng 10/2015 vừa qua tại San Jose.
Để tưởng niệm công hạnh sâu dày của một bậc trưởng lão đã hy hiến trọn đời cho Dân tộc, Đạo pháp, sẽ có một khoá tu từ 23 đến 29 tháng 11 năm 2015 với nội dung ứng dụng thiền tập vào sinh hoạt hằng ngày. Đặc biệt trong khoá tu này có chương trình cho người xuất gia gieo duyên.
Trân trọng kính cung thỉnh chư Tôn đức, kính mời đại diện các tổ chức cộng đồng người Việt quốc gia, đại diện các cơ quan truyền thông, chư vị thân hào nhân sĩ cùng toàn thể quý đồng hương, đồng bào Phật tử xa gần về tham dự đại lễ.
Nguyện cầu Phật pháp trường tồn, pháp giới hữu tình đồng ân triêm lợi lạc.
TM Ban Tổ Chức

Tỳ kheo Giác Đẳng

Saturday, October 31, 2015

Bốn văn kiện quan trọng sau Đại Hội Khóang Đại 2015 của GHPGVNTN -UBCV

THÔNG CÁO BÁO CHÍ SỐ 14

Ngày 29 tháng 10 năm 2015

BỐN (4) VĂN KIỆN QUAN TRỌNG SAU ĐẠI HỘI KHOÁNG ĐẠI 2015 CỦA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT - UBCV

HOUSTON – Ngày 29.10.2015 – (PBC, HĐĐH):  Phòng Báo Chí - Hội Đồng Điều Hành vừa nhận được (4) văn kiện quan trọng sau Đại Hội Khoáng Đại San Jose 2015.  Trong đó, bản Tuyên Ngôn Đại Hội 2015 và Quyết Nghị 14 Điểm vạch rõ tôn chỉ, đường hướng, lập trường và những họat động của Giáo hội trong tương lai.  Đặc biệt, Thông Tư  Giới Thiệu Ủy Ban Thanh Lý Tài Sản Chùa Phật Quang của Thượng toạ Chủ tịch Hội Đồng Điều Hành và Thông Báo về việc Trả Nợ và Hoàn lại Tiền Cúng Dường của Ủy Ban Thanh Lý sẽ giải tỏa nhiều xuyên tạc về việc phát mãi chùa Phật Quang trong mấy tháng vừa qua.  Sau đây là nội dung chi tiết của các văn kiện quan trọng nêu trên.

Inline image
       TUYÊN NGÔN ĐẠI HỘI PHẬT GIÁO 2015


Đại Hội Phật Giáo 2015 tại San Jose, California trong ba ngày 8, 9,10 tháng 10 năm 2015 thể hiện sự quyết tâm của cả hai giới xuất gia và tại gia trước những điêu linh xáo trộn nội bộ của Giáo hội. Bằng ý thức trách nhiệm và tinh thần phụng hiến chân thực, toàn thể đại hội đã đồng thuận những điểm sau đây là phương châm hành hoạt:

1.    Khẳng định tôn chỉ đồng hành giữa Phật giáo với dân tộc qua ý thức hộ pháp, hộ quốc và hộ dân. Người Phật tử Việt Nam qua bao thời đại hưng vong của dân tộc luôn gắn liền với vận mệnh của đất nước. Điều đó đã được khẳng định từ buổi bình minh dựng nước, lập văn cho đến hôm nay và sẽ được tiếp nối bởi những thế hệ mai hậu.
 
2.   Kêu gọi hàn gắn những vết thương phân hoá của quá khứ bằng tinh thần tương thuận, tương sám như di chúc của Đức Đệ Tam Tăng Thống.  Thể hiện hùng tâm người con Phật bằng sự thừa nhận những sai lầm và nỗ lực xây dựng sự hài hoà cao đẹp giữa những người cùng thờ chung một đấng Từ Phụ Thế Tôn.
 
3.   Thắp sáng giá trị thiêng liêng Phật Pháp bằng sự từ bỏ những ngôn phong nặng nề, mang tính thế tục trong tất cả những văn kiện và phương tiện truyền thông của Giáo Hội. Hun đúc tinh thần từ bi, trí tuệ đối với muôn loài. Tuyệt đối tránh những hành động hiềm khích hận thù để giữ gìn giá trị thiêng liêng của thông điệp hoà bình đã trải dài xuyên suốt hơn hai mươi lăm thế kỷ lịch sử Đạo Phật.
 
4.   Thể hiện tinh thần dân chủ đại nghị trong guồng máy giáo hội với sự tôn trọng lẫn nhau trong thảo luận, biểu quyết giữa các thành viên. Chỉ có phương thức làm việc theo tinh thần bình đẳng, tôn trọng, biết lắng nghe, đồng thuận với quyết định của đa số mới tạo được niềm tin chân thực của các thành viên và quần chúng Phật tử.
 
5.   Mời gọi sự nhập cuộc, dấn thân vì lợi ích chung của tất cả mọi tầng lớp Phật tử với sự cởi mở trong tổ chức, đặc biệt là khuyến khích sự tham gia của giới trẻ. Không để những dị biệt về tông phái, giới tính, tuổi tác, trình độ làm những rào cản giữa những người con Phật. Chỉ có sự đóng góp chân thành trong môi trường thân thiện, cởi mở mới làm nền tảng cho sự tồn tại và phát triển Đạo Phật hôm nay và ngày mai.

Làm tại SanJose, Calofornia ngày 11 tháng 10 năm 2015



QUYẾT NGHỊ 14 ĐIỂM CỦA ĐẠI HỘI PHẬT GIÁO 2015


Trong ý thức về trách nhiệm thiêng liêng của người Phật tử Việt Nam trước những dao động nghiêm trọng trong nội tình Giáo hội, đồng thời hướng về tương lai tích cực của đại khối Phật Giáo, Đại Hội Khoáng Đại 2015, diễn ra trong ba ngày 8, 9, 10 năm 2015 tại San Jose, thành công viên mãn.  Tuyệt đại đa số đại biểu từ khắp nơi về tham dự đã đồng thanh quyết nghị:


1.  Toàn thể đại hội ý thức được trách nhiệm trước lịch sử trong cơn nghiêng ngã của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, đồng tâm đi tới trong nỗ lực bảo lưu những giá trị cao quý mà chư vị tiền bối đã dày công xây dựng.
 
2.   Duy trì thực thể Unified Buddhist Church of Vietnam – Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (UBCV- GHPGVNTN) mà pháp lý thành lập năm 2014 theo sự ủy thác của Hội Đồng Lưỡng Viện, như giá trị truyền thừa.
 
3.  Tổ chức UBCV phải tránh được những sai lầm của quá khứ bằng định chế tam quyền phân lập với ba cơ cấu: Hội Đồng Giáo PhẩmHội Đồng Đại Diện, và Hội Đồng Điều Hành.
 
4.   Tất cả đại biểu tham dự đại hội mặc nhiên là thành viên chính thức của UBCV. Bản quy chế về vai trò, quyền hạn, trách nhiệm và thành phần nhân sự sẽ được tất cả thành viên thông qua ba tháng sau Đại hội.
 
5.   Đại hội khẳng định sự tôn kính đối với Đức Đệ Ngũ Tăng Thống như là biểu tượng thiêng liêng, dẫn đạo cuộc đấu tranh đòi dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo cho Việt Nam.
 
6.   Thành lập Ủy Ban Thanh Lý Tài Sản Chùa Phật Quang gồm có (7) thành viên để hoàn trả số nợ và tiền cúng dường tạo mãi.
 
7.    Hoằng pháp là Phật sự hàng đầu. Ngoài những chương trình tu học địa phương, Giáo Hội xem đại lễ Phật Đản chung hằng năm và Trại Hè Phật Giáo là trọng tâm hoằng pháp năm tới.
 
8.    Hoạt động từ thiện xã hội sẽ khởi đầu tại các chùa viện bằng công tác giúp đỡ người vô gia cư, các nạn nhân thiên tai, và những học sinh kém may mắn tại các quốc gia nghèo.
 
9.   Tích cực thúc đẩy nhân quyền và tự do tôn giáo cho Việt Nam với những chương trình vận động các dân cử địa phương, và chính giới tại Washington D.C.
 
10.Đẩy mạnh truyền thông đại chúng bằng những phương tiện phổ thông hiện nay như website, facebook…  Đại hội khẳng định quyết tâm duy trì nguyệt san Đồng Hành, thực hiện đồng bộ các chương trình phát thanh, truyền hình để tiết kiệm công sức và tiền bạc sẽ là ưu tiên hàng đầu.
 
11.Tất cả thành viên giáo hội sẽ đóng nguyệt liễm để tạo ngân quỹ điều hành.
 
12.Đại hội thường niên năm 2016 sẽ tổ chức tại chùa Thường Quang, Sacramento, California từ ngày 7 đến ngày 9 tháng 10 năm 2016.
 
13.Đại lễ Phật Đản chung sẽ tổ chức tại Oklahoma vào chủ nhật 8-5-2016
 
14.Lễ Húy Nhật Đức Đệ Tứ Tăng Thống và Trại hè Phật giáo 2016 sẽ tổ chức tại chùa Pháp Luân, Houston, Texas vào thượng tuần tháng 7 năm 2016Làm tại San Jose, California ngày 11 tháng 10 năm 2015.

Làm tại SanJose, Calofornia ngày 11 tháng 10 năm 2015



THÔNG TƯ
Giới Thiệu Ủy Ban Thanh Lý Tài Sản Chùa Phật Quang

Kính bạch chư Tôn đức,
Kính thưa quý đồng hương, đồng bào Phật tử,
 
Đại Hội Khoáng Đại 2015 tại San Jose California trong ba ngày kể từ 8-10-2015 đã đánh dấu một khúc quanh lịch sử của Phật giáo Việt Nam hải ngoại. Một trong số những quyết định quan trọng của Đại Hội là thành lập Ủy Ban Thanh Lý để hoàn trả những khoản tiền vay mượn và cúng dường cho việc tạo mãi chùa Phật Quang, Huntington Beach, California.
Chùa Phật Quang được tạo lập là một mái chùa chung với sự chung vai góp phần của Phật tử hữu tâm xa gần trong thời gian kỷ lục 3 tháng. Trong số đó có một phần ba là cúng dường. Hai phần ba là cho mượn. Tiếc thay những xáo trộn nghiêm trọng trong nội bộ GHPGVNTN đã tạo nên những khó khăn lớn lao ngăn chận tất cả những nỗ lực vận động tại chánh để thanh thoả nợ nần. Trong hoàn cảnh đó Hội Đồng Quản Trị UBCV đã phải làm một quyết định khó khăn là phát mãi ngôi chùa để hoàn trả số tiền cho vay và cúng dường lại cho thập phương bá tánh.
Toàn thể đại biểu tại Đại Hội tháng 10 San Jose đã đồng thanh quyết nghị, giao quyền quyết định tiền bán cơ sở chùa Phật Quang cho Ủy Ban Thanh Lý gồm bảy (7) thành viên để xúc tiến việc hoàn trả cho những người đã đóng góp. Bảy thành viên gồm có:

1.     Trưởng ban - Bà Trần Thị Bạch Vân (Lăng Già Nguyệt): Cư ngụ tại Philadelphia, Hội Trưởng Hội Văn Hóa Việt Nam Philadelphia & Phụ Cận.
 
2.      Phó ban - Bà Trần Thị Yến (Diệu Xuân): Cư ngụ tại Oklahoma City, OK – Văn phòng Dịch vụ Du lịch/Di trú & Quan thuế, Cựu kiểm toán viên (Tax Auditor) Tiểu bang OK.
 
3.      Thư Ký- Ông Khoa Lê: Cư ngụ tại San Jose, CA. Điều hành cơ sở tài chánh.
 
4.      Ông Cường Đặng (Tâm Giác): Cư ngụ tại San Jose, CA. Thành viên Liên Đoàn Cử Tri và Trung Tâm Văn Hóa Việt Mỹ San Jose. 
 
5.      Bà Hạnh Hà (Không Tín): Cư ngụ tại Santa Ana, Cựu nhân viên WellsFargo Bank.
 
6.     Bà Cung Diệu Lý (Diệu Chân): Cư trú tại Elk Grove, CA. Giáo chức tại Việt Nam từ 1970 – 1989.  Cựu HT& ĐS GDPT Huyền Quang Sacramento và Stockston.
 
7.     Bà Trương Kim Xuyến (Không Quý): Cư ngụ tại Portland, OR. Phật tử Chùa Phật Quang, Oregon. Đã hưu trí ngành Kinh Tế Tài Chánh.
 
Các thành viên của Ủy Ban Thanh Lý đã bầu chọn: đạo hữu Trần Thi Bạch Vân - Trưởng ban, đạo hữu Trần Thị Yến – Phó ban, đạo hữu Nguyễn Khoa - Thư ký.

Sự dấn thân của các thành viên Ủy Ban Thanh Lý thể hiện tinh thần dõng mãnh của người con Phật, dám nhập cuộc trước những khó khăn vì lợi ích chung. Chúng ta hãy thành tâm cầu nguyện chư thiện thần hộ pháp gia hộ Ủy Ban Thanh Lý chu toàn trọng trách như kỳ vọng của Đại Hội và toàn thể Phật tử xa gần.


Houstọn ngày 28 tháng 10 năm 2015
Chủ tịch Hội Đồng Điều Hành UBCV-GHPGVNTN
Tỳ kheo Giác Đẳng



Inline image
THÔNG BÁO
về việc Trả Nợ và Hoàn lại Tiền Cúng Dường Tạo Mãi Chùa Phật Quang
 
Kính bạch Chư Tôn Đức Tăng Ni,
Kính thưa quý đồng hương, Phật tử,

Để hoàn thành trách nhiệm do Đại Hội Khoáng Đại UBCV 2015 giao phó, Ủy Ban Thanh Lý Tài Sản Chùa Phật Quang xin trân trọng thông báo:

1.    Kể từ ngày 01 tháng 11, 2015, Ủy Ban Thanh Lý bắt đầu công việc hoàn trả các khoản nợ cho quý đạo hữu hảo tâm đã cho mượn và cúng dường. Kính xin quý vị liên lạc với chúng con/tôi qua địa chỉ: Ủy Ban Thanh Lý, 5669 Snell Ave #375, San Jose, CA 95123, hay bằng điện thư: uybanthanhly@yahoo.com
2.    Xin cung cấp cho chúng con/tôi: danh tánh, điện thoại, địa chỉ, số tiền cho mượn hay cúng dường kèm theo chứng từ, biên nhận liên hệ. Xin ghi rõ danh tánh cá nhân sẽ nhận lại tiền.
 
3.   Chúng con/tôi sẽ lần lượt hoàn trả theo thứ tự thời gian: đáo hạn trước trả trước, đáo hạn sau trả sau.
 
4.    Sau khi thanh toán xong các khoản nợ, việc hoàn trả tiền cúng dường sẽ được thông báo. Xin nói thêm rằng số tiền cúng dường không thể hoàn trả 100% vì các chi phí tiêu tốn trong các buổi gây quỹ và quá trình tạo mãi.
 
Chúng con/tôi mong mỏi sẽ trả dứt các khoản tiền nợ và cúng dường trong vòng từ chín tháng đến một năm, tuy nhiên nếu có điều kiện sẽ kết thúc sớm hơn.  Chân thành cám ơn và kính chúc quý vị thân tâm thường an lạc.
 
Trân trọng
 
Philadelphia, 29 tháng 10, 2015.
TM Ủy Ban Thanh Lý Tài Sản Chùa Phật Quang

Inline image
Trần Thị Bạch Vân

Tuesday, October 27, 2015

Ấn Độ - Những hang động Phật giáo xung quanh Mumbai

Ấn Độ - Những hang động Phật giáo xung quanh Mumbai

by Abhishek Rawat, Hindustan Times, Jul 25, 2015

Nguyễn Văn Hòa dịch thuật


Mumbai, An Do – Hai phụ nữ cặp sát hai bên một người đàn ông; một người tinh nghịch đang cố gắng kéo tuột giải lưng quần của người đàn ông. Cảnh này, duoc điêu khắc vào thế kỷ thứ nhất trước Công Nguyên tại các hang động Kondane gần Karjat, là một trong những kiến trúc tuyệt tác, bạn có thể tìm thấy trong bộ sưu tập Maharashtra nói về các hang động Phật giáo ít được biết đến.

Những hang động này được gọi là lenis, chữ này xuất phát từ chữ Lavanya (nham thạch), từ ngử Marathi có nghĩa là vẻ đẹp. "Kiến trúc của những hang động này chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi khí hậu của trong vùng. Ví dụ, những hang động này có mái hiên rộng (verandahs) để tránh những cơn mưa xối xả của vùng Sahyadri, những mái hiên rộng làm cho các hang động nơi đây khác với những hang động (lenis) tìm thấy ở những nơi khác trong Ấn Độ," Yojana Bhagat, một điều hợp viên của khoa ngôn ngữ Pali, Đại học Mumbai cho biết.

Trong mùa mưa dầm, bạn có thể tản bộ xuyên qua các thảm cỏ xanh tươi và những thác nước nhiều tầng để khám phá những hang động bằng đá đục, được tạo ra giữa thế kỷ thứ 1 trước Công nguyên và thế kỷ thứ 6. " thời đó, Maharashtra là một giao điểm quan trọng trên các tuyến đường thương mại ven biển," Kamini Gogri, một điều phối viên của khóa học nghệ thuật và thẩm mỹ tại Đại học Mumbai cho biết. "Những kiến trúc tinh xảo này đã được xây dựng làm quán xá cho các tăng lữ vân du đồng thời cũng làm nhà nghỉ cho các thương nhân."

Được thực hiện dưới sự cai trị của các triều đại Satavahanas, Vakatakas và Kshatrapas, các hang động, với tác phẩm điêu khắc và hội họa của Đức Phật và những cảnh từ cuộc sống hàng ngày, và hình ảnh của những vị thần Hindu. "Hầu hết các vua, từ các triều đại là những người theo đạo Hindu," sử gia và nhà làm phim Benoy Behl cho biết. "Những hang động là một trong những tài sản di sản lớn nhất của chúng tôi."

Pitalkhora Caves



Các chữ khắc được tìm thấy trên 14 hang động này đã được khắc từ năm 250 trước Công nguyên đến thế kỷ thứ 3 sau CN. "Các Chánh Điện nơi đây hoặc các phòng ốc của tăng lữ là chứng tích cho thấy vinh quang tột đỉnh của khoa kiến trúc Phật giáo Ấn Độ," Ông Behl nói "Ngoài ra, quí vị còn tìm thấy những mẫu hình đầu tiên ở đây về các hình tượng phổ biến của những con voi đang chở trên lưng các đền thờ."

"Từ giai đoạn đầu của Phật giáo, những hang động này có những tác phẩm điêu khắc tuyệt đẹp của Yakshas, và cũng là nơI chứa đựng một bức tranh của Đức Phật," Ông Bhagat nói.  “Để đi tới đó: Đi chuyến xe lửa đêm, xe buýt hoặc một chuyến bay khoảng một giờ để tới Aurangabad; từ đây, còn khoảng 40 phút đường bộ là tới các hang động.”

Kondane Caves


“Một khu vực với 16 hang động Phật Giáo, khai quật vào thế kỷ thứ nhất trước tây lịch, được biết đến qua những tác phẩm điêu khắc tinh xảo trên bề mặt, đặc biệt là tượng của đàn ông và đàn bà thông thường.  Đây là dấu hiệu của một xã hội tu do, bình đẳng,” Ông Behl nói.

Ngoài việc có kiến trúc thú vị, các hang động được ẩn dưới một thác nước lớn, và bạn có thể có cơ hội thấy các loài chim lạ ở đây, và đôi khi, có cả nai lạc qua đây nữa.

“Đó là cuộc đi dạo thăm các hang động dễ dàng trong vòng một giờ, một cuộc đi dạo mà ngay cả trẻ em cũng có thể đi được,” Sandesh Lal, 36 tuổi, một chuyên gia du lịch sinh thái, nói.
.
Để đến tham qua nơi này chúng ta có thể đi xe lửa tới trạm Karjat Station, và từ trạm xe lửa đi bằng xe hơi khoảng 30 phút  đến làng Kondivadi, điểm khởi đầu của chuyến đi.
.

Panhalekaji Caves



Gồm 29 hang động đá cắt này đều nằm trên sông Kotjai, trong vùng Dapoli. Ẩn mình trong một khu rừng, đây là một sự kết hợp của các hang động Ấn Độ giáo và Phật giáo, đã có đến 1.000 nam. Sông Kotjai cũng là nơi tụ tập của loài cá sấu. "dó chỉ là nhung hang động của Kim Cương thừa, giáo phái cuối cùng của Phật giáo. Các bảo tháp được đặt bên ngoài, chứ không phải bên trong, việc này rất hiếm ", Bhagat nói.

Có thể đến các hang động từ Dapoli khoảng 25 km  hướng Dabhol. Sẽ mất khoảng năm giờ bằng đường bộ từ Mumbai

Gandharpale Caves



Trên một ngọn đồi gần Mahad-Konkan, xuyên qua đường cao tốc Mumbai-Goa, một nhóm 30 hang động Phật giáo này nằm bên bờ sông Savitri-Gandhari.

Một trong những điêu khắc thú vị nhất của các hang động, được khai quật trong khoảng thời gian 150AD đến 300 AD, là hình những người đang cúng dường cho các tăng lữ. Một tác phẩm điêu khắc cho thấy một nông dân cúng dường nông trại của mình cho một nhóm các tăng sĩ để họ điều hành nơi này. "Hơn nữa, những việc này cũng được khắc bằng những chữ viết với tiếng Brahmi hiếm hoi," Bhagat nói.

Những bậc đá đưa bạn đến đỉnh đồi, chừng 15 phút đến tịnh xá. "Trong các đợt gió mùa, những đồi nhỏ được bao bọc trong một tấm chăn màu xanh lá cây, trang trí bằng ngòi," cho biết thêm Saurabh Thakekar, 27 tuổi, giám đốc công ty du lịch Mumbai Travellers.

Du khách có thể lái xe tới làng Gandharpale, trên đường Mumbai-Goad, vào khoảng 6 giờ từ Mumbai.

Được thực hiện dưới sự cai trị của các triều đại Satavahanas, Vakatakas và Kshatrapas, các hang động, với tác phẩm điêu khắc và hội họa của Đức Phật và những cảnh từ cuộc sống hàng ngày, và hình ảnh của những vị thần Hindu. "Hầu hết các vua, từ các triều đại là những người theo đạo Hindu," sử gia và nhà làm phim Benoy Behl cho biết. "Những hang động là một trong những tài sản di sản lớn nhất của chúng tôi."

Tuesday, October 13, 2015

Bản Tóm Lược Tổng Kết Thành Quả Đại Hội Khoáng Đại 2015 Tại San Jose, California, Hoa Kỳ

Bản Tóm Lược Tổng Kết Thành Quả Đại Hội Khoáng Đại 2015 Tại San Jose, California, Hoa Kỳ


Đại Hội Khoáng Đại 2015 đã được long trọng tổ chức vào 3 ngày 8, 9, và 10 tháng 10 năm 2015, tại khách sạn Holliday Inns, San Jose, CA, với sự tham dự của hơn 200 Chư Tôn Đức Tăng Ni và các Đại Biểu từ khắp nơi về. Đặc biệt có sự tham dự của của chính quyền địa phương, đại diện Cộng Đồng, thân hào nhân sĩ, và nhiều cơ quan truyền thông tại Bắc Cali, Nam Cali và Texas.

Đại Hội thành công ngoài sự mong đợi của mọi người qua sáu buổi hội thảo khoáng đại.

Báo cáo Phật Sự trong năm qua gồm có việc tạo mãi chùa Phât Quang; tổ chức 7 tuần thất cố HT Viện trưởng Thích Như Đạt; Phát hành NS Đồng Hành; trang web Đồng Hành; Chương trình phát thanh Đường về Bến Giác; công tác cứu trợ nạn nhân động đất Nepal; hoàn tất chương trình cứu trợ nạn nhân bão lụt Philipines. Đặc biệt là phần báo cáo tài chánh với những con số chính xác, cụ thể về quỹ điều hành, quỹ tạo mãi chùa Phật Quang và Quỹ cứu trợ thiên tai. Bên cạnh đó, quá trình thành lập Văn Phòng Thường Trực, Uỷ Viên Công Cán, mở rộng Hội Đồng Quản Trị của UBCV (Unified Buddhist Church of Vietnam).
Đặc biệt trong phần tường trình nội tình GHPGVNTN, Ban Tổ Chức đã cho công bố băng ghi âm chỉ thị của Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ về quyết định di dời Viện Hóa Đạo ra hải ngoại gây ngạc nhiên và xúc động cho toàn thể đại biểu. Sự kiện PTTPGQT gây xáo trộn nội bộ GH trong thời gian hơn sáu tháng qua cùng những uẩn khúc quanh sự từ chức của TT Giác Đẳng, nguyên Quyền Chủ tịch VPII Viện Hóa Đạo, được các diễn giả trình bày rất thuyết phục với nhiều bằng chứng được trưng bày trực tiếp trên màn hình.
Vấn đề gây tranh cãi trong cộng đồng Phật giáo liên quan tới ngôi chùa chung, Phật Quang, cũng được HĐQT UBCV trình bày cặn kẽ với phần báo cáo nợ nần tạo mãi, giải thích tường tận lý do bán chùa trước khi thông báo cho Phật tử. Những quyết định phải làm là “bán và trả nợ” được đại đa số đại biểu tán đồng sau khi nghe tường trình đầy đủ về nợ nần, khó khăn trong việc điều hành, và những vấn đề liên quan tới Pháp lý. Đại hội đã thông qua với đa số phiếu tuyệt đối và bầu ra Ủy Ban Thanh Lý (độc lập với HĐQT), chuyên lo việc trả nợ. Ủy Ban Thanh Lý sẽ đề ra thời hạn và phương cách trả nợ công bằng, hợp lý và hợp pháp, đánh tan những ác ý vu cáo cho HĐQT và TT Giác Đẳng cướp chùa và giựt tiền của Phật tử.
Trong khoáng đại IV, các diễn giả trình bày thuyết phục vai trò của UBCV như là một nỗ lực cần thiết để cứu vãn Giáo Hội đang trên đường tự diệt trong giai đoạn vô cùng khó khăn. Sau 2 giờ thảo luận và góp ý sôi nổi, đại hội đã thông qua một cơ chế mới – tam quyền phân lập gồm có Hội Đồng Giáo Phẩm, Hội Đồng Đại Diện và Hội Đồng Điều Hành – hoạt động hỗ tương để tránh vấn nạn chuyên quyền khiến gây ra những đổ vỡ như trong quá khứ.   Thượng Tọa Thích Giác Đẳng đã được toàn thể Đại Hội cung thỉnh vào vai trò Chủ tịch Hội Đồng Điều Hành. Một bản nội quy (bylaws) của UBCV sẽ được đệ trình lên tất cả đại biểu để xin ý kiến, và biểu quyết thông qua trong thời gian 3 tháng. Toàn thể 200 đại biểu chính thức về tham dự đại hội được mặc nhiên công nhận là thành viên đầu tiên của UBCV.
Dù phải giải quyết những khó khăn nội bộ nhưng đại hội không quên đưa ra những đề án Phật sự cho tương lai. Chương trình Đại Học Hè Phật Giáo hằng năm được đổi thành Trại Hè Phật Giáo để thu hút thêm giới trẻ. Chương trình ẩm thực cho người vô gia cư, thu gom computer cũ giúp dân nghèo ở các quốc gia chậm tiến … là những công tác từ thiện xã hội sẽ được những cư sĩ Phật tử có chuyên môn và kinh nghiệm thực hiện trong thời gian tới. Đại hội nhấn mạnh đến truyền thông đại chúng như là phương tiện quảng bá Phật pháp và tranh đấu cho quê nhà sớm có tự do dân chủ. Nguyệt san Đồng Hành được yêu cầu tiếp tục lưu hành, với lời hứa và khả năng đóng góp tài chánh của các đại biểu tham dự.
Ba (3) văn kiện quan trọng là Tuyên Ngôn Đại Hội 2015, Quyết Nghị Đại Hội 2015, Tổng Kết Thành Quả Đại Hội 2015, được biểu quyết thông qua sau khi ghi nhận những đóng góp ý kiến của toàn thể đại biểu.
Sau cùng, lễ bế mạc đã diễn ra vô cùng cảm động với những lời phát biểu chân tình từ các đại biểu. Nhiều đại biểu đứng lên tình nguyện ra tòa với TT. Giác Đẳng nếu “phía bên kia” tiến hành vụ kiện, làm mọi người xúc động.

Sau lễ bế mạc là một chương trình văn nghệ do hai nhạc sĩ Trương Sĩ Lương và Bảo Tố phụ trách với những ca khúc “Đạo đời” rất phong phú, được các tài danh như Triệu Phổ, Chi Huệ, Khúc Minh… trình diễn rất cảm động. Những tiếng hát của các thành viên Giáo Hội, từ khắp nơi về đóng góp, cũng đã làm cho chương trình văn nghệ thêm phong phú.

Tuệ Nguyên

Monday, October 12, 2015

Đại hội GHPGVN TN tại St San Jose, CA - 2015

GHPGVNTN-Đại Hội Khoáng Đại 2015













SỰ KIỆN:
Theo thư mời ghi Văn phòng 2 Viện Hoá Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Hoa Kỳ, Mỹ Lợi đã có mặt tại Đại Hội Khoáng Đại 2015 trong 2 ngày thứ Sáu và thứ Bảy của ngày 9 & 10 tháng 10 năm 2015, tại hội trường Holiday Inn số 1350 N 1st, San Jose.

Trong thư mời ký tên Trưởng BTC là Ni trưởng Thích Nữ Nguyên Thanh cho biết Đại Hội Khoáng Đại này được mở rộng công khai, dân chủ và lấy biểu quyết chung để tìm giải pháp khai thông tình trạng khủng hoảng nội bộ của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất trong thời gian qua. 

Video này Mỹ Lợi đã ghi lại toàn bộ Lễ Bế Mạc (chỉ cắt ngắn nghi thức chào cờ mặc niệm, phần tụng kinh và bỏ vài tiết mục văn nghệ)

GHPGVNTN: LỄ BẾ MẠC Đại Hội Khoáng Đại 2015
7:30 PM - 10:00 PM | Sat Oct 10, 2015 | San Jose
tại hội trường Holiday Inn số 1350 N 1st, San Jose.

Dưới đây là CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỘI KHOÁNG ĐẠI 2015 đã diễn ra trong 3 ngày như sau:

Thứ Năm 8/10/2015
• 3:00 PM Thủ tục ghi danh
• 6:30 PM Tiền hội nghị

Thứ Sáu 9.10/2015
• 9:00 AM KHAI MẠC ĐẠI HỘI
- Nghi lễ chào cờ và mặc niệm
- Diễn văn của Sư Bà Trưởng Ban Tổ Chức
- Đạo từ của Hoà thượng chứng minh
- Tổng quan Đại Hội 2015
- Nghi thức lễ Phật và cầu nguyện
- Cảm từ của quan khách

• 1:30 PM Khoáng đại I: BÁO CÁO PHẬT SỰ
Những Phật sự quan trọng: tạo mãi chùa Phật Quang, tưởng niệm hoà thượng Viện trưởng, nguyệt san Đồng Hành, trang web Dong Hanh (UBCV), radio Đường Về Bến Giác, Cứu trợ Nepal, cứu trợ Philipines.
Báo cáo tài chánh: Quỹ điều hành, quỹ tạo mãi chùa Phật Quang, cứu trợ thiên tai.
Thành lập văn phòng thường trực HĐĐH, thành lập các UVCC, mở rộng HĐQT của UBCV

• 3:30 PM Khoáng đại II: NỘI TÌNH GHPGVNTN
- 2.1 Quyết định di dời Viện Hoá Đạo
- 2.2 Sự tẩy chay của PTTPGQT
- 2.3 Chung quanh sự từ chức của TT Quyền chủ tịch Văn Phòng II

• 7:30 PM Khoáng đại III: NGÔI CHÙA CHUNG
- 3.1 Nợ nần tạo mãi
- 3.2 Những vấn đề trong sự duy trì
- 3.3 Những quyết định phải làm

Thứ Bảy 10-10-2015
• 8:30 AM Khoáng đại IV: UBCV
4.1 Giá trị truyền thừa
4.2 UBCV và nỗ lực cứu vãn giáo hội
4.3 Một cơ chế tránh vết xe cũ
1:30 PM Khoáng đại V: NHỮNG ĐỀ ÁN PHẬT SỰ CHO TƯƠNG LAI
5.1 Sinh hoạt hoằng pháp
5.2 Sinh hoạt từ thiện xã hội
5.3 Sinh hoạt vận động cho nhân quyền
5.4 Truyền thông đại chúng

• 3:30 PM Khoáng đại VI: THÔNG QUA CÁC VĂN KIỆN ĐẠI HỘI
• 7:30 LỄ BẾ MẠC VÀ HIỆP KỴ
• 8:30 PM Văn nghệ mừng Đại Hội

Chủ Nhật 11-10-2015
• 10:00 AM LỄ LẠC THÀNH CHÙA AN LẠC
Giám đốc
vietvungvinh

Monday, October 5, 2015

Viết Cho Người Ở Lại - TT Giác Đẳng


THÔNG CÁO BÁO CHÍ SỐ 11
Ngày 5 tháng 10 năm 2015
THƯỢNG TỌA THÍCH GIÁC ĐẲNG, NGUYÊN QUYỀN CHỦ TỊCH VĂN PHÒNG II
VIỆN HÓA ĐẠO, CHÍNH THỨC LÊN TIẾNG SAU KHI TỪ CHỨC QUA LỜI TÂM
TÌNH “VIẾT CHO NGƯỜI Ở LẠI

HOUSTON – Ngày 05.10.2015 – (PBC, HĐĐH) Phòng Báo Chí vừa nhận được bài “Viết Cho Người Ở Lại” của Thượng tọa Thích Giác Đẳng, Nguyên Quyền Chủ tịch Văn Phòng II Viện Hóa Đạo. Đây là lời tâm tình chuyên chở những kham nhẫn, chịu đựng, chấp nhận và hy sinh của Thầy trước mọi nghịch cảnh, thị phi, bôi xấu, vu oan, giá họa. Với văn phong nhẹ nhàng, hòa ái, đầy nghĩa đạo tình đời, làm gương sáng cho vai trò lãnh đạo cần phải vượt qua mọi thị phi tranh chấp đời thường. Điều có thể thấy ở Thầy là trước sau như một, vẫn an nhiên tự tại, luôn nghĩ tới sự sinh tồn của Giáo hội để nghiên cứu, tìm tòi những giải pháp thích nghi nhằm đưa con thuyền Giáo hội sớm thoát khỏi phong ba bão táp, đạt tới bến bình an sau cùng. Xin giới thiệu đến quý độc giả, Phật tử bằng những lời trang trọng nhất:

Viết Cho Người Ở Lại
 Tỳ kheo Giác Đẳng

Những xáo trộn nội tình Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) gần đây không phải mới xẩy ra lần đầu. Trong quá khứ, khi có biến cố thay đổi nhân sự thì một số lớn đã lựa chọn: “Con đường ra đi” vì lòng tự trọng và kham nhẫn cho sự sinh tồn của Giáo hội. Lần nầy thì trái lại -- hầu hết các thành viên Văn Phòng II Viện Hoá Đạo và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Hoa Kỳ --, đều chọn quyết định giữ nguyên vị và làm tất cả những gì có thể làm được với tinh thần trách nhiệm. Những nghĩ rằng nên giữ im lặng để không tạo thêm phiền luỵ cho những người đang trực tiếp gánh vác trách nhiệm cực kỳ khó khăn này, nhưng có rất nhiều Phật tử email, điện thoại yêu cầu chia sẻ suy tư về hiện trạng Giáo hội, nên chẳng đặng đừng tự thấy mình muốn nói lên vài điểm theo thiển ý riêng.

Sự khủng hoảng cho thấy cơ cấu tổ chức Giáo hội có vấn đề

Từ trước tới nay, đã có nhiều ý kiến về nguyên nhân của sự xáo trộn nội tại, hầu hết đều quy trách cho cá nhân nầy hay cá nhân kia. Kỳ thật, nếu chúng ta nhìn kỹ lại thì vấn đề nằm ở guồng máy hành chánh. Tất cả những bế tắc đều có thể giải quyết tốt đẹp nếu Hội Đồng Lưỡng Viện và Văn Phòng II Viện Hoá Đạo có những trao đổi, thảo luận về phương cách làm việc. Thái độ đoạn giao khi hữu sự không thể là cách hành xử trong một tổ chức, nhất là tổ chức mang tính tôn giáo. Một khi không thể nói chuyện với nhau thì có nghĩa là không tìm ra được một giải pháp ổn thoả nào trong sự hiểu biết và cảm thông. Điều đáng sợ nhất cho những thành viên trong Giáo hội là dấn thân làm việc mà không rõ số phận mình sẽ đi về đâu. Vì thế, mỗi lần xáo trộn xảy ra là bao  nhiêu mất mát, phiền luỵ. Thiển nghĩ, trong một tổ chức tôn giáo, những người tham gia cần biết rõ về hoạt động cũng như tương lai của tổ chức qua sự thảo luận cởi mở và tôn trọng. Giáo hội cần một định chế hay một bậc lãnh đạo khả dĩ đứng ngoài các cơ cấu điều hành để vượt trên những tạp niệm thế tục hầu có thể lắng nghe tất cả và làm nhịp cầu cho mọi dị biệt.

Không thể bỏ mặc quần chúng trong những quyết định hệ trọng

Có thể nói rằng nhiều bài học đau thương được rút tỉa nếu chịu nhìn lại những biến cố của Giáo hội trong suốt nhiều thập niên qua. Mỗi khi có thay đổi thì những quyết định quan trọng thường dựa trên quan niệm nặng tính cá nhân của thành phần nắm quyền, hơn là cố gắng tìm hiểu đa số quần chúng Phật tử thật sự nghĩ gì, cần gì, muốn gì…!

Ngôi chùa chung, chùa Phật Quang, là một thí dụ để suy ngẫm. Thực tế thì đây là một ngôi chùa không lớn về cơ ngơi vì còn trong giai đoạn phôi thai xây dựng. Thế nhưng có một điều mà ngôi chùa nầy đặc biệt hơn bất cứ ngôi chùa nào khác ở hải ngoại, đó là sự tạo mãi vốn kết tinh từ bao nhiêu tâm huyết của Phật tử bốn phương đóng góp. Họ là những cụ già đi bán từng tấm vé số gây quỹ; là những người đêm ngày trăn trở để làm thế nào trong bốn tháng ngắn ngủi có đủ tiền để mua được cơ sở; họ là những người chỉ biết “cho đi mà không đòi lại bao giờ”. Nhưng vì một hành động thiếu cân nhắc đã tạo ra hoàn cảnh hổn loạn như hiện tại, không cho phép bất cứ một vận động gây quỹ nào, dẫn đến việc bán chùa trả nợ là lựa chọn không tránh khỏi. Những tấm lòng đó thật sự rất đau khi đối diện với thực trạng bi đát hôm nay. Sự phân tán nhân tâm trong quần chúng Phật tử chỉ làm cho tình trạng Giáo hội tệ hơn.

Quyết định số 20 của Viện Tăng Thống đã không giúp gì cho sự ổn cố nội tình, mà chỉ làm cho vấn đề trở nên mờ mịt, không lối thoát. Đây là một thí dụ về cách làm việc thiếu cân nhắc. Nếu trong lòng chúng ta có quần chúng Phật tử thì mỗi khi quyết định làm gì, câu hỏi đầu tiên là điều đó sẽ ảnh hưởng thế nào tới những người Phật tử, tuy không có địa vị chức quyền, nhưng họ chính là đối tượng phụng sự của Giáo hội.

Trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng cần hành xử với tánh cách thiêng liêng của tôn giáo

Mặc dù GHPGVNTN có thái độ chính trị trong tinh thần đồng hành cùng dân tộc, nhưng Giáo hội không phải là một đảng phái chính trị. Những thành viên Giáo hội cần thể hiện tinh thần từ, bi, hỷ, xả trong mọi hành xử. Một khi có những biến động mà tất cả các bên chỉ dùng lời lẽ cáo buộc nặng nề với nhau thì thật sự có vấn đề. Phải chăng vì Phật pháp không đủ hiệu năng để chuyển hoá hay vì chưa thấm nhuần lời Phật dạy? Một Phật tử quá buồn vì những chuyện xẩy ra đã đặt câu hỏi là phải chăng Giáo hội đi quá sâu vào chính trị nên bị chính trị hoá? Những thủ đoạn vu vạ, mạ lị thật ra không có gì để hãnh diện theo tinh thần của người con Phật. Nếu thật sự có bản lãnh thì phải có đủ hùng tâm ngồi xuống để tịnh tâm và thấy được những người bất đồng với mình thật ra không phải xấu như mình nghĩ.

Nói cho cùng, là phàm nhân, ai cũng có phiền não và không ai hoàn hảo. Một ngày nào đó khi Giáo hội có những thay đổi nhân sự, mà không cần phải có lời qua tiếng lại hay cáo buộc nặng nề, thì mới có thể tin rằng cơ cấu tổ chức thật sự đáng tin tưởng và xứng đáng cho những tấm lòng dấn thân vì đại cuộc.

Rất cần một lời thống hối

Mạng mạch của GHPGVNTN có lúc như “chỉ mành treo chuông” với hai bậc lãnh đạo cao cả bị an trí hai nơi xa cách. Hơn hai mươi năm sau tình trạng Giáo hội cũng bi đát gần như vậy trong sự đơn chiếc của Hội Đồng Lưỡng Viện. Nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng đó là hệ quả tất nhiên của cơn Pháp nạn. Kỳ thật, hai sự cô đơn đó rất khác nhau. Hiện tại, ở hải ngoại còn một đại khối lớn Tăng ni, Phật tử không tham gia Giáo hội mặc dù rất thương Giáo hội. Nhiều người đã ngậm ngùi rời con thuyền Giáo hội không phải vì thay đổi lập trường mà vì chẳng đặng đừng. Có thể một lúc nào đó cần cùng nhau nhìn nhận rằng, không ít thì nhiều, Giáo hội có trách nhiệm trong việc xô đẩy những người hữu tâm ra khỏi guồng máy tổ chức. Một lời thống hối là cần thiết để an ủi phần nào những người đã đau xót ra đi. Bản thân người viết bài nầy cũng xin được cúi đầu sám hối vì những nhận thức sai lầm trong qua khứ đối với tất cả chư tôn đức và quý cư sĩ không cùng cách suy nghĩ với mình trong quá trình hành hoạt.

Tinh thần dung hợp là sự đặc thù cố hữu của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất

Phật Giáo Thống Nhất không phải là một danh xưng đơn thuần mà là một tinh thần dung hợp những khác biệt của tất cả người con Phật trong một đại gia đình, dù đó là Bắc Tông hay Nam Tông, là nam hay nữ, già hay trẻ, hay bất cứ giai tầng nào trong xã hội. Thái độ phân biệt, kỳ thị chỉ bóp chết tôn chỉ dung hợp. Sự phân biệt hẹp hòi khiến Giáo hội khập khễnh, không phát triển được. Phải nhận là cách làm việc nặng tính quan lại và thư lại khiến nhiều Phật tử có khả năng và thiện chí không tham gia được sinh hoạt Giáo hội. Một số các vị trong tầng lớp lãnh đạo lo sợ và mặc cảm với những người mới. Tất cả guồng máy dân chủ lành mạnh trên thế giới đều có một đặc điểm chung là chấp nhận sự nhập cuộc của tất cả người có khả năng. Quá bảo vệ đặc quyền lãnh đạo của một thành phần nào đó không hẳn là bảo vệ Giáo hội. Đất nước Hoa Kỳ phát triển mạnh mẽ trong vòng chỉ hơn hai thế kỷ qua nhờ biết trọng dụng sự đóng góp của làn sóng di dân thế hệ đầu tiên. Chỉ khi nào Giáo hội đón nhận sự đóng góp của tất cả với tinh thần dung hợp, trân trọng và cởi mở thì tinh thần thống nhất mới phát huy được giá trị thực sự.

Nên đặt nặng thực chất hoạt động hơn danh vị

Trong quá khứ, đặc biệt là trước năm 1975, với địa bàn hoạt động rộng lớn và nhân sự đông đảo, Viện Hoá Đạo đã có một cơ cấu với nhiều chức vụ. Thực tế ngày nay thì ngược lại, chức vụ quá nhiều mà nhân sự rất hạn chế. Thêm vào đó là những tiêu cực trong vấn đề chức quyền vốn không giúp nhiều cho hoạt động mà chỉ làm ngăn cách không cần thiết giữa các thành viên.

Gần hai năm qua, có một lý do mà sinh hoạt của Văn Phòng II VHĐ và GHPGVNTNHN-HK tương đối đều đặn và ổn định vì trong những phiên họp mỗi tuần đã có sự bình đẳng trong quyền phát biểu và biểu quyết giữa tất cả thành viên. Những chức vụ to tát dài dòng thường không giúp gì cho Phật sự mà chính sự tương thân, tương kính tạo nên không khí hoà ái và mang lại những đóng góp tích cực trong sinh hoạt. Chúng ta có một cơ chế hành chánh lỏng lẻo nhưng khi có vấn đề thì đem nguyên tắc ra để lý sự. Kết quả là chuyện rắc rối càng thêm rối rắm. Ảo tưởng về quyền lực tuyệt đối của chức vụ khiến chúng ta quên hẳn điều nầy: đa số những vấn đề nội bộ có thể giải quyết bằng tình thương và sự thông cảm hơn là thái độ hống hách cậy thế cậy quyền.

Muốn tồn tại và phát triển phải chấp nhận thay đổi

Có một vị hoà thượng khả kính được một Phật tử cúng dường một máy laptop hiệu Compaq rất tốt. Ngài cất giữ kỹ trong tủ nhiều năm, tới một ngày cần dùng mang ra nhờ chúng tôi chỉ dẫn. Điều đầu tiên nhận ra là máy đã quá cũ, không thể “install” (cài đặt) được “software” (thảo chương) hiện hành. Ngài hoà thượng nghe nói vậy, trả lời là máy còn rất mới, chỉ mới sử dụng một lần. Phải giải thích dài dòng để Ngài thấy là máy tuy còn mới, nhưng đã cũ không thể dùng được nữa. Sau cùng Ngài cho tôi một nụ cười với lời đùa: “Mình tưởng cất kỹ thì không cũ bây giờ hoá ra cũ kỹ”. Phải nhận rằng cách làm việc ngày nay đã khác xưa nhiều. Những nhân tài trẻ tuổi tại Âu Mỹ không thích chức vụ lớn mà “ngồi chơi xơi nước”. Nếu họ không thật sự cống hiến mà chỉ có chức vụ “oai phong” thì họ thấy không oai chút nào. Những người sống trong xã hội hôm nay cũng bớt nặng lý tưởng mơ hồ, mà thay vào đó là hoạt động cụ thể. Nhiều người hôm nay thích hưởng thụ quá trình làm việc hơn là để lưu danh hậu thế. Bảo lưu truyền thống là điều cần, nhất là trong lãnh vực tôn giáo, nhưng để thực sự đi tới và phát triển thì Giáo hội cần thay đổi cách làm việc. Những người đang làm việc trực tiếp trong các đề án thực tế phải được lắng nghe nhiều hơn. Cần tránh trường hợp người quyết định một nơi mà người thực hiện một nẻo. Guồng máy hành chánh cần đáp ứng nhu cầu cụ thể, bớt cồng kềnh. Mối liên hệ giữa các thành viên cần đặt nặng sự trao đổi thảo luận hơn là chỉ ra lệnh. Không thay đổi thì chúng ta chẳng những dậm chân một chỗ mà còn đi lùi. Nhìn lại Giáo hội hơn hai thập niên qua sẽ thấy điều đó.

Những hệ luỵ xẩy ra gần đây trong GHPGVNTN ảnh hưởng toàn bộ Giáo hội chứ không phải cá nhân nào. Không may là suốt thời gian qua không có một cơ hội để thảo luận giữa Hội Đồng Lưỡng Viện và Văn Phòng II Viện Hoá Đạo. Chư vị tăng ni, cư sĩ ở hải ngoại phải chịu đựng nhiều gánh nặng từ tài chánh tới hành chánh, từ nội bộ tới cộng đồng. Rất may mắn là trong bao nghiệt ngã đó, hầu hết đã kham nhẫn giữ vững tay chèo để con thuyền không bị nhận chìm trước phong ba bão táp. Tất cả là những chiến sĩ tiếp tục ở lại trận mạc trong những giờ phút hiểm nghèo nhất. Tự nhiên lòng cảm thấy bùi ngùi khi nghĩ về hình ảnh một Sư Bà ốm yếu đang chống chèo giữa cơn bảo dữ, lại liên tưởng tới “người ở lại Charlie”.

Houston, 10.05.2015

Sunday, September 27, 2015

Định Nguyên – PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT,“Vì ai gây dựng cho nên nỗi nầy”?

Định Nguyên – PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT,“Vì ai gây dựng cho nên nỗi nầy”?


Một lần nữa, Phật Giáo Việt Nam hải ngoại và Hoa Kỳ lại gặp nạn.  Cũng như những lần trước, sự đổ bể lần nầy làm cho PGVNTN/HN đã yếu càng yếu thêm, đã chia rẽ càng chia rẽ thêm, đã bệ rạc càng bệ rạc thêm; làm cho Phật tử nói riêng, quần chúng nói chung đã mất niềm tin lại càng mất niềm tin thêm…Sự chia rẽ lần nầy không những chỉ ở cấp “trung ương” mà còn lan đến những địa phương nhỏ bé, thậm chí ngay cả trong gia đình, vợ một đường chồng một ngã!

                        “Xanh kia thăm thẳm từng trên
                          Vì ai gây dựng cho nên nỗi nầy” (CPN)

            Đã gần hai tháng nay, quá thất vọng và chán nản đến nỗi tôi nói với vài người bạn: “Tìm hiểu chuyện giáo hội chẳng khác nào mò trăng đáy nước”! Hôm nay, sau khi đọc một số bài thuộc đôi bên chiến tuyến, sau khi tìm hiểu thêm vấn đề từ những người trong cuộc, tôi viết bài nầy như một sự lên tiếng của người đồng hương ngoài cuộc.  Đúng ra, là người ngoài cuộc không nên can thiệp vào nội bộ của giáo hội.  Nhưng chuyện đổ bể của giáo hội, không những chỉ ảnh hưởng đến giới Phật tử mà còn làm những người Việt Nam hằng quan tâm đến dân tộc và Phật Giáo QUÁ THẤT VỌNG.  Hơn nữa, tuy không phải là một Phật tử nhưng trong thời gian qua tôi là một trong những người lên tiếng bảo vệ giáo hội tích cực nhất trước những phong ba bão táp, trước việc giáo hội bị chụp mũ công sản, trước hiện tượng các thế lực vô minh mạ lỵ và xấc láo đối với các vị cao tăng Phật giáo, còn sống cũng như đã chết.  Trong tinh thần đó, tôi xin có vài nhận xét và ý kiến về hiện tình của giáo hội.

            (Xin được thưa trước là tôi chỉ dùng lời văn của người đời thường, tôi không rành lời đạo nên không dám dùng vì sợ sai.  Với tất cả các vị tăng sỹ giáo phẩm các cấp, tôi xin được gọi chung là “Thầy” để khỏi dài dòng).

            Tình hình bắt đầu sôi động khi nghe tin Thầy Giác Đẳng từ chức Quyền Chủ Tịch VPII/VHĐ.  Tại sao Thầy từ chức?

            Phía chống Thầy Giác Đẳng nêu lên hai lý do: 1. Cho in chân dung của Thầy Tăng Thống Thích Quảng Độ trên tờ Điều Hành thiếu nghiêm túc và không xin phép Ngài.  2.  Vì lem nhem tiền bạc, không thể báo cáo một cách minh bạch theo yêu của VP1/VHĐ quốc nội nên từ chức để “chạy làng”!

            Phía ủng hộ Thầy Giác Đẳng cho rằng đây chỉ là những cáo buộc (chụp mũ) không đúng sự thật.  Thầy Giác Đẳng từ chức vì kế hoạch đưa VP1/VHĐ qua Hoa Kỳ do ý của Đức Tăng Thống.  Tôi đã nghe đoạn ghi âm cuộc đối thoại giữa Ngài Tăng Thống và Thầy Giác Đẳng, theo đó tình hình của giáo hội trong nước rất bi đát.  Một mai Ngài Tăng Thống viên tịch, giáo hội sẽ tự giải thể vì sẽ không còn ai đảm trách.  Ngài muốn đưa “tính pháp lý” của giáo hội qua Hoa Kỳ để sống còn.  Sau khi CSVN sụp đổ, nếu có một chính phủ thân thiện với Phật giáo, chúng ta sẽ trở về.  Ngài nói: “Lấy danh nghĩa Tăng Thống, tôi giao toàn quyền cho Hoà Thượng (Q. Chủ tịch VP II, Thích Giác Đẳng) giải quyết vấn đề này-thực hiện ý kiến của tôi…khỏi cần văn kiện gì hết”. Nếu điều nầy được thực hiện, vai trò của Thầy Giác Đẵng tại hải ngoại trở nên quan trọng, hơn, trong khi đó thì vai trò của ông Võ Văn Ái (VVA) sẽ lu mờ; ông Lê Công Cầu (LCC), Tổng thư ký VP1/VHĐ sẽ “thất nghiệp”.  Hai ông nầy đã “tiên hạ thủ vi cường”, hợp lực chống phá Thầy Giác Đẳng.  Để khỏi mang tiếng “bất tuân thượng lệnh” và làm phật lòng các đồng đạo VVA và LCC, Thầy Giác Đẳng từ chức!

            Đó là luận cứ của đôi bên, đưa ra để độc giả thẩm định.  Bản thân tôi không có ý kiến.  Tôi không muốn rơi vào tình trạng bênh/chống đầy cảm tính như đang xẩy ra.  Trận chiến hiện nay là trận chiến giữa phe phò Thầy Giác Đẳng và phe theo ông VVA.  Tôi thấy có một số người thuộc phe ông VVA đang tấn công Thầy Giác Đẳng bằng những ngôn ngữ thiếu Phật tính, lại chụp mũ Thầy là cộng sản hay hoà hợp hoà giải với cộng sản!  Tình trạng bát nháo và chụp mũ bừa bãi đã tràn ngập cửa chùa rồi chăng?  Thôi, cứ coi đó như “tự do ngôn luận” của họ.  Điều tôi muốn bàn ở đây là những đòi hỏi, tố cáo của họ tôi cho là không hợp lý.

            Họ tố cáo Thầy Giác Đẳng âm mưu chiếm đoạt chùa Phật Quang, không chịu bàn giao chùa nầy cho Thầy Huyền Việt.

            Chùa Phật Quang được mua với giá trên $1,300,000.00 (1 triệu ba trăm ngàn). Phật tử cúng dường được khoảng năm trăm ngàn ($500,000.00). Hiện còn nợ tám trăm ngàn ($800,000.00).  Nếu Thầy Giác Đẳng muốn chiếm đoạt Chùa Phật Quang, Thầy phải có hai điều kiện.  1. Thầy phải có $800,000.00 để trả cho các chủ nợ.  2.  Thầy phải được sự đồng thuận của các thành viên trong UBC (Unified Buddish Church of Vietnam (GHPGVN/TN), trước đây có ba người, bây giờ là chín người trong đó có bà Ỷ Lan người của ông VVA (không có Thầy Huyền Việt).   Việc tiền bạc của Thầy Giác Đẳng tôi không biết, nhưng rút kinh nghiệm từ chùa Điều Ngự, giáo hội đã đề phòng chuyện nầy bằng cách thành lập UBC gồm nhiều người, và không có một cá nhân nào được độc quyền trên tài sản nầy cả.  Với hiện trạng đó, Thầy Giác Đẳng khó mà có được sự đồng thuận của cả 9 người để lấy Phật Quang làm chùa riêng được.  Cho nên, cho rằng Thầy Giác Đẳng âm mưu chiếm đoạt chùa Phật Quang là một sự tố cáo thiếu hiểu biết ngay trong tổ chức mà mình sinh hoạt.

            Phật Quang là chùa của giáo hội nhưng người đứng tên vay nợ lại là Thầy Giác Đẳng.  Bàn giao tư cách con nợ lại cho cho giáo hội, giáo hội có “qualify” không?  Hoặc giao cho Thầy Huyền Việt, Thầy Huyền Việt có chịu không; luật pháp có cho phép không; các chủ nợ có bằng lòng không?  Với tình trạng nhập nhằng hiện nay, nếu không trả nợ, Thầy Giác Đẳng đi tù chứ không phải là Thầy Huyền Việt mặc dầu Thầy đang XLTV/VPII/VHĐ.  Chừng nào Thầy Huyền Việt trở thành thành viên của UBC, chừng nào Thấy Giác Đẳng giải quyết chuyện nợ nần xong một cách hợp pháp, nếu Thầy không chịu bàn giao mới tố cáo Thầy được.  Sự tố cáo hiện nay quá sớm sủa, mang nhiều cảm tính nhưng lại thiếu lương tâm và vắng bóng tri thức.

            Họ tố cáo Thấy Giác Đẳng đã từ chức rồi mà còn tuyển thêm người để tiếp tục hoạt động.  Theo tôi biết, Thầy từ chức Quyền Chủ Tịch VPII/VHĐ không phải từ chức thành viên UBC.  Thầy là một trong những người trong UBC đại diện giáo hội, trách nhiệm bất động sản chùa Phật Quang trước pháp luật Mỹ.  Việc nầy dính liền với sự hiện hữu của chùa Phật Quang, không thể đặt vấn đề từ chức hay không từ chức được.  Anh mua một căn nhà.  Căn nhà là quyền sở hữu của anh.  Khi chưa bán, chưa sang nhượng, hoặc chưa “bỏ của chạy lấy người”… anh không thể “từ chức” quyền sở hữu nầy được.  Thầy Giác Đẳng tuyển thêm người, mướn luật sư đại diện là để củng cố vị thế của chùa Phật Quang trước pháp luật, sao lại tố cáo?  Trước đây, chỉ cần ba người đồng ý là có thể bán chùa Phật Quang, nhưng nay phải chín người đồng ý mới được.  Như vậy không phải là sự củng cố thì gọi là gì?  Cho nên tố cáo thì dễ, nhưng tố cáo cho đúng mới khó.

            Thầy Giác Đẳng bị tố cáo tổ chức đại hội vào tháng 10 sắp đến tại San Jose, California là để chống lại giáo hội, chống lại Đức Tăng Thống để tách riêng hoạt động?  Có người còn doạ tới đó biểu tình, hoặc vào trong hội trường “coi chúng nó âm mưu gì”?  Khó mà có ý kiến chính xác với những người “con Phật” nầy.  Theo tôi tìm hiểu, Sư Bà Nguyên Thanh là người tổ chức đại hội nầy, trước để khánh thành chùa của Sư Bà, sau để các ban điều hành báo cáo công tác, báo cáo tài chánh.  Bên cạnh đó, các chủ nợ của chùa Phật Quang cũng được mời tham dự để hỏi ý kiến về số phận của ngôi chùa nầy.  Trong tình trạng hổn tạp hiện nay, Phật tử không sẵn lòng cúng dường thêm, tiệc gây quỹ cũng khó thực hiện thì tiền đâu trả cho họ?  Muốn duy trì chùa Phật Quang thì phải làm thế nào?  Đây là việc làm hết sức cấp thiết và chính đáng.  Tôi thật sự không hiểu là tại sao có người chống đối, mà chống với tinh thần quá khích, bát nháo, với ngôn ngữ đời thường chẳng ra thể thống gì cả.  Theo những người nầy, Thầy Giác Đẳng phải tiếp tục móc tiền túi trả nợ, hoặc mặc con nợ, cứ chạy làng để Thầy Giác Đẳng đi tù, phải bàn giao Chùa Phật Quang cho Thầy Huyền Việt ngay mới được?!  Họ dựa trên luật lệ nào để đòi hỏi như thế?  Luật rừng chăng!

            Đó là chuyện hiện tại, phe nào thắng thì giáo hội cũng thua.

            GIÁO HỘI ĐANG SUY TÀN.  Vì AI nên nỗi?   

            Hãy điểm qua những AI là người có quyết định (policy makers) làm cho giáo hội ngày càng tồi tệ.

            Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ.  Tôi đã nghe cuộc phỏng vấn Ngài Tăng Thống do bà Ỷ Lan thực hiện.  Khác với lần nói chuyện với Thầy Giác Đẳng (trong đoạn ghi âm về việc di dời giáo hội ra hải ngoại nói trên), lần nầy Ngài phát biểu lưu loát hơn, rành mạch hơn, dứt khoát hơn…Tôi có cảm tưởng Ngài đang đọc một bài đã viết sẵn.  Lạ là Ngài đã nói chuyện với Thầy Giác Đẳng trước đó, hơn nữa chính Ngài đã ký quyết định công cử Thầy Giác Đẳng làm Quyền Chủ Tịch VPII/VHĐ tại Hoa Kỳ, tại sao Ngài phát biểu “tôi không biết ông Giác Đẳng là ai” khi nói chuyện với bà Ỷ Lan?  Ngài, vì tuổi hạc đã cao không còn đủ minh mẫn hay vì bị áp lực, hay vì cả hai?

            Ông Võ Văn Ái.  Chỉ là một cư sỹ, làm Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Truyền Thông của GHPGVN/TN nhưng ông VVA là người có quyền hạn rất cao, trên cả các tăng ni trong hàng ngũ lãnh đạo giáo hội tại hải ngoại.  Việc gì mà ông VVA không gật đầu, quý Thầy không dám tự quyết định.  Tôi xin nêu một vài trường hợp để chứng minh.

            Trong dịp Thầy Thích Trí Lãng tổ chức Lễ Phát Nguyện trình diện VPII/VHĐ tại San Jose, California (01/19/2014), vì Thầy Thiện Hữu cáo bệnh không tham gia, Thầy Trí Lãng đề nghị thay đổi một mục trong chương trình.  Thay vì để ông VVA trình bày nội tình của giáo hội (như đã sắp xếp), Thầy đề nghị Thầy Giác Đẳng làm việc nầy.  Ông VVA không đồng ý, cho rằng Thầy Trí Lãng có ý nghĩ sai về ông ta.  Ông VVA bỏ buổi họp hôm đó (01/18/14).  Quý Thầy phải phái hai sư bà và hai huynh trưởng đến phòng khách khách sạn của VVA để “năn nỉ” mời “ngài đạo hữu” hoan hỉ bỏ qua để cùng lo Phật sự.  Sự bất đồng nầy khiến Thầy Trí Lãng thấy khó làm việc nên xin từ chức và được Tăng Thống chấp thuận ngay, không cần tìm hiểu tại sao!

            Thầy Thích Nguyên Thảo, Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Từ Thiện Xã Hội VPII/VHĐ, đã quyên được $50,000.00(năm chục ngàn) để cứu trợ nạn nhân bão lụt tại Phillipine.  Trong một buổi họp để bàn kế hoạch cứu trợ nầy, Thầy đề nghị sẽ phối hợp với nhóm Voices của Trịnh Hội, “đạo hữu VVA” phản đối, cho rằng Trịnh Hội có liên hệ với Tin Lành và nhóm thanh niên trong nước.  Thầy Nguyên Thảo nói lại: “Tôi đã làm việc với Trịnh Hội từ lâu, hơn nữa Trịnh Hội đã là đệ tử của tôi đã mấy năm nay nên tôi rất tin tưởng” nhưng vẫn không được “đạo hữu VVA” cho phép.  Từ đó Thầy Nguyên Thảo không còn sinh hoạt với VPII/VHĐ nữa!

            Với Nguyệt San Đồng Hành, lúc đầu “đạo hữu VVA” ra lệnh phải chuyển tất cả bài vở qua Pháp cho ông ta coi trước khi được đăng.  Khi Thầy Giác Đẳng tìm được người làm chủ nhiệm, bài vở không cần gởi cho ông VVA nữa nên đã sinh chuyện như đang xẩy ra.

            Như vậy, VVA đã “bứng” được hai vị sư có lòng khỏi giáo hội và đang tạo ra trận chiến hiện nay để triệt hạ vị sư thứ ba là Thầy Giác Đẳng chỉ vì họ dám trái ý với ông ta”!!!

            “Mười phần triệt bảy còn ba
            Triệt hai con một mới ra…công đầu!”

            Đó là những gì VVA đã và đang làm đối với giáo hội.  Cứ nhìn thực tế sẽ thấy, tôi không nói thêm.

            VVA là ai mà ghê gớm vậy?  VVA là cánh tay nối dài của Ngài Tăng Thống nhưng lại có quyền sinh sát cao hơn Tăng Thống.  Có người cho rằng VVA là “siêu tăng thống” quả không ngoa.  Với vị thế đặc biệt khác thường và siêu quyền lực như thế, ông VVA không thể là người vô can trước đại nạn của giáo hội được.

            Không “vô can” tức là “hữu can”!  “Hữu can” như thế nào?

                                                Mỗi lần Giáo chỉ ban ra
                                    Con thuyền giáo hội phong ba dập vùi!

            Trước khi có các Giáo Chỉ số 9 và số 10, Phật Giáo quốc nội (thuộc GHPGVN/TN) còn khá đông đão, Phật Giáo hải ngoại gần như đồng nhất một khối.  Khi Giáo Chỉ số 9 ban ra, hàng loạt tăng ni, chùa chiền bỏ giáo hội để “về nguồn”!  Đến khi Giáo Chỉ số 10 ban ra, VPII/VHĐ do Thầy Viên Lý phụ trách cũng “bức xô”, hàng loạt tăng ni chùa chiền khác trong cũng như ngoài nước tách khỏi giáo hội, thành lập Tăng Đoàn Độc Lập hoạt động riêng.  Đến nay, giáo hội gần như tan rã.  Trong nước, theo lời Ngài Tăng Thống, tình hình rất bi quan, chẳng còn ai nối bước Ngài sau khi Ngài qua đời.  Ngoài nước cũng chẳng khá hơn, quanh đi quẩn lại, các tăng ni thuộc giáo hội cũng đếm chưa đầy năm ngón tay!  Đó là chưa kể hàng Phật tử chia năm xẻ bảy, người theo sư nầy, kẻ ủng hộ thầy kia, ông nọ.   Như thế, có thể nói mà không sợ sai:

            Chính các Giáo Chỉ ấy đã giết chết giáo hội!

            Không ai tin các vị Tăng Thống đạo cao đức trọng, trọn đời tâm huyết với dân tộc và đạo pháp muốn huỷ diệt giáo hội của mình. Người ta nghi là có bàn tay của “siêu tăng thống” nhúng vào.  Tôi muốn nói đến nhân vật Võ Văn Ái, Giám Đốc Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế tại Paris, Pháp.  Mọi Giáo Chỉ, lệnh lạc từ trong nước, kể cả từ các vị Tăng Thống đều do nhân vật nầy đề nghị hoặc phải “thông qua” ông ta mới được phổ biến.  Các Ngài/Thầy ở trong nước vì tuổi già thiếu nhạy bén, lại không thể có thông tin chính xác về tình hình hải ngoại nên nhất nhất các Ngài/Thầy đều làm theo sự đạo diễn, hoặc chịu sự “kiểm duyệt” của VVA.  Như thế, chính ông VVA là người phải chịu trách nhiệm trực tiếp về những Giáo Chỉ chết người nầy. 

            Nếu những Giáo Chỉ ấy không do VVA đạo diễn hoặc tẩy sửa mà là nguyên bản từ các Ngài/Thầy trong nước đưa ra, dù thấy có hại cho giáo hội, VVA vẫn cứ cho phổ biến để thi hành thì rõ ràng VVA HOÀN TOÀN VÔ TRÁCH NHIỆM trong vai trò của mình.  Ngược lại, nếu các Giáo Chỉ lệnh lạc ấy do chính VVA đạo diễn hoặc tẩy sửa trước khi phổ biến thi hành thì chính VVA là tên “ĐẠO TẶC” núp bóng Phật Giáo để tiêu diệt Phật Giáo!

            Đằng nào thì bàn tay VVA cũng dính chàm, không chạy đâu được.  Đừng tưởng cứ “ném đá” rồi “giấu tay” thì sẽ không ai biết.  Một trong những cách tìm ra kẻ “ném đá” là nhìn đường đi của đá.  Kẻ “ném đá” GHPGVN/TN bấy lâu nay có đường đi từ Paris, nước Pháp nên không ai khác ngoài VVA, một con người thâm độc và xảo trá, kẻ đã phá nát GHPGVN/TN.  VVA đại diện giáo hội để chống cộng, nhưng cộng sản không chết mà giáo hội chết trước!!! (Như thế là thế nào hởi ông giáo sư?).  Hởi những ai còn tin vào nhân vật nầy, hãy tỉnh ngộ.  Có thể VVA đang làm tay sai cho một thế lực hắc ám nào đó muốn diệt Phật Giáo.  Ai? Mỹ, VC hoặc một thế lực tôn giáo quốc tế nào đó?  Người Phật tử Việt Nam yêu nước, tôn thờ Đạo Pháp không ai chủ trương tiêu diệt Phật Giáo một cách thâm độc như VVA.  GHPGVN/TN muốn phục hoạt để tồn tại, hãy loại bỏ tên đạo tặc nầy càng sớm càng tốt.  Khi tên nầy biến mất, các tăng ni lâu nay bất hợp tác sẽ trở lại với giáo hội.

            Tôi có niềm tin tuyệt đối như thế!

                                                                                    ĐỊNH NGUYÊN