Wednesday, May 21, 2014

Tây Tạng - NHÀ SƯ TÂY TẠNG ĐƯỢC VINH DANH BỞI PHÓNG VIÊN KHÔNG BIÊN GIỚI

NHÀ SƯ TÂY TẠNG ĐƯỢC VINH DANH BỞI PHÓNG VIÊN KHÔNG BIÊN GIỚI




Như Quang chuyển dịch
DHARAMSHALA, INDIA – Ngày 1, tháng 5, năm 2014 – Jigme Gyatso, một nhà sư Tây tạng thuộc tỉnh Golog, Đông bắc Tây tạng, người có thể bị tuyên án tử hình bởi đã giúp đở nhà sản xuất phim Dhondup Wangchen cho bộ phim tài liệu “Để sự sợ hãi phía sau,” là một trong số 100 người hùng thông tin bởi Phóng Viên Không Biên Giới trước ngày tự do báo chí 3 tháng 5.
Jigme Gyatso còn được biết qua tên Golog Jigme, lần đầu tiên bị bắt vào năm 2008 sau khi trợ giúp nhà làm phim Tây tạng Dhondup Wangchen làm bộ phim tài liệu “Để sự sợ hãi phía sau” trước buổi thế vận hội Bắc kinh năm 2008. Sư bị tuyên án 7 tháng tù giam và bị đánh đập tra tấn dã man. Sư được phóng thích vào tháng 10 năm 2008.
Tuy vậy, sư Jigme Gyatso đã bị bắt lại bởi chính quyền Trung cộng vào năm 2012. Sư bị tuyên án tử hình sau khi cảnh sát Trung cộng ra trát bắt giữ với tội danh sát nhân ngụy tạo. Được biết sư đã bị giam giữ bởi mật vụ Trung cộng từ tháng 9 năm 2012 và kể từ đó thì không biết gì về sư.
Bộ phim tài liệu có uy tín dài 25 phút gồm có các cuộc phỏng vấn với 108 thường dân Tây tạng bày tỏ ý kiến của họ đối với Đức Đạt lai lạt ma và mong muốn đem tiếng nói của người Tây tạng đến thế vận hội Olympic 2008. Bộ phim ghi lại sự dã man của chính quyền Trung cộng và nhân dân Tây tạng muốn nói với thế giới lời ta thán tự tâm của họ đối với nhà cầm quyền Trung cộng. Bộ phim đã được bí mật trình chiếu tại Bắc kinh trong ngày khai mạc thế vận hội vào năm 2008 trước khi chiếu trên toàn thế giới.
Cùng nằm trong danh sách của 100 người hùng thông tin là Oudom Tat, một phóng viên người Căm bốt là đối tượng của những vụ tấn công liên tục do phơi bày những vi phạm nhân quyền tại Căm bốt; Anabel Hernandez, người đã mở đầu một câu chuyện đưa đến cuộc điều tra quan trọng về vụ tham ô cao cấp của chính phủ tại Mễ tây cơ; Hamid Mir, một thông tín viên chương trình truyền hình đã bị bắn nhiều lần bởi những người chạy xe gắn máy vào tháng 4 năm nay.
“Danh sách này được thu nhận bởi Phóng Viên Không Biên Giới, một giám sát thông tin toàn cầu, để tỏ lòng tôn kính đối với các phóng viên và các nhà viết blog đã liên tục hy sinh sự an toàn và đôi khi cả sanh mạng, cho nghề nghiệp của mình.”
“Qua những tác phẩm can đảm hay các hoạt động của họ, 100 vị anh hùng này đã giúp phổ biến nền tự do đã được trân trọng đưa vào điều luật số 19 của Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, quyền tự do được tầm cầu, nhận lảnh, và truyền đạt tin tức, ý tưởng qua bất kỳ phuơng tiện truyền thông nào bất kể các biên giới, ” ông nói.
Ngày Tự do báo chí, được thành lập với sự trợ giúp của Phóng Viên Không Biên Giới, là ngày 3 tháng năm. Hội đồng Liên Hiệp Quốc tuyên bố ngày này làm gia tăng sự ý thức về tầm quan trọng của tự do báo chí và nhắc nhở chính quyền tôn trọng và duy trì quyền được tự do phát biểu.

Tích Lan - ĐÙA VỚI VẬT THỜ PHƯỢNG CHỈ LÀM MẤT ĐI SỰ THIÊNG LIÊNG


ĐÙA VỚI VẬT THỜ PHƯỢNG CHỈ LÀM MẤT ĐI SỰ THIÊNG LIÊNG



article_image
Thượng tọa Matthumagala Chandananda Thero / Như Quang chuyển dịch

Theo báo The Island – Ngày 2, tháng 5, năm 2014 – Một số Phật tử bày tỏ sự bất bình về cô Naomi Coleman, một du khách người Anh đã bị trục xuất khỏi Tích lan vì mang hình xâm Đức Phật trên cánh tay của cô. Tuy chúng ta lấy làm tiếc vì những phiền toái cô Naomi phải chịu đựng trong chuyến thăm Tích lan, vấn đề này cũng cần có một sự giải thích về những gì Đấng giác ngộ đã dạy về tôn tượng, hình ảnh, hình xâm của Ngài.

Cô Coleman, người được biết là một Phật tử, đã nói cô có ý nguyện tốt khi chưng bày hình xâm Đức Phật trên cánh tay cô. Cô đã làm như thế với sự tôn kính. Tuy nhiên theo Đức Phật chúng ta sẽ không có được một cuộc hành trình êm ả trong đời cho dù ý hướng của chúng ta tốt. Ngay cả những điều tốt cũng có thể mang một hậu quả đắng cay nếu chúng ta không làm đúng pháp, đúng thời, và đúng nơi.

Dĩ nhiên, tôn trọng những vị lảnh đạo tôn giáo của chúng ta là điều tốt nhưng chúng ta nên cẩn trọng. Bằng không chúng ta sẽ gây hại nhiều hơn lợi cho các vật thờ phượng và những quan điểm về tôn giáo.

Ngay buổi ban đầu Đức Phật đã không khuyến khích các tín đồ tạc tượng của Ngài. Đức Phật là vị hướng dẫn tôn giáo duy nhất tự tuyên bố hình ảnh Ngài không thể gói trọn trong một ảnh tượng. Tuy nhiên, cho đến ngày nay, Đức Phật còn được lưu truyền theo quan điểm của Ngài: ai thấy Pháp, người ấy thấy Như lai. Để duy trì lời tuyên bố này, và vì do lòng tôn kính, các tôn tượng đã không được tạo cho đến 4 hoặc 5 trăm năm sau khi Đức Phật viên tịch.

Trong thời kỳ đó, thay vì hình ảnh hay tượng Phật, một biểu tượng như một cành sen, một cội Bồ đề, một bánh xe Pháp, một chỗ ngồi trống hay một dấu chân thiêng của Đức Phật được dùng để vẽ lên hình ảnh của Ngài. Trong những ngày ấy, người Phật tử thấy Đức Phật bằng tuệ nhãn.

Theo thời gian, thay vì chuyên chú vào việc hành thiền, một số chư Tăng đã xây dựng những ngôi chùa to lớn, tôn thờ những pho tượng đẹp để vẽ lại hình ảnh của Đức Phật và những sự kiện xảy ra trong đời sống của Ngài hầu gây ấn tượng cho Phật tử. Tông phái Bắc truyền đi đầu trong khuynh hướng này. Ngày nay các tượng Phật được sơn phết và trở thành những vật thông thường có thể bán mua ở chợ.

Văn kinh Đức Phật cho thấy ngay cả chỉ nhìn thấy Đức Phật cũng có khả năng chửa lành, nhưng một số hình tượng Phật được tạo ra bởi những tay thợ vụng về thật quá buồn khi nhìn thấy. Chúng ta nhìn thấy nhiều tượng Phật được tạo ra bất cân xứng, một số có những gương mặt thô xấu, trong các ngôi chùa trên toàn quốc chỉ thêm sự phỉ báng cho một vị lảnh đạo tôn giáo vĩ đại.

Theo Phật giáo, thân này, qua hình dáng vật chất, không khác hơn gì một nhà vệ sinh di động. Nhiều người trang điểm “nhà vệ sinh” này với hình xâm chim ưng, dã can, rồng, và rắn để phô trương nam tính của mình. Thêm những vị lảnh đạo tôn giáo vào danh sách bản ngã này chỉ soi mòn sự tôn kính đối với những hình tượng thiêng liêng.

Đức Phật dạy có hai lực - lực của thiền và lực của suy quán. Trước khi chúng ta làm một điều gì, chúng ta nên suy quán cẩn thận về hậu quả của chúng. Theo cô Naomi, hình xâm của cô không thể xóa được. Thế thì không bao lâu, thân thể chúng ta sẽ teo dần và làn da sẽ bắt đầu chùng xuống. Hình xâm đó sẽ khôi hài như thế nào khi xuất hiện trên làn da nhăn chùng như thế?

Chúng ta trở thành Phật tử trong phạm vi trí tuệ của chúng ta. Đó là phương pháp và thước đo.

Vào một buổi sáng năm 2007, một người đàn ông đứng chơi đàn vĩ cầm tại một nhà ga ở Washington, D.C. Dù có khoảng 2,000 người đi qua, không một ai để ý đến người này. Một vài người ném vào chiếc nón của ông vài đồng xu, có lẻ cho rằng ông là một kẻ ăn xin. Ông ngừng chơi sau 45 phút, không một ai tán thưởng ông.
    
Thật lạ lùng, không một ai có thể nhận ra đấy là nhà vĩ cầm Joshua Bell, một trong những nhạc sĩ lớn của thế giới. Ông đã chơi những bản nhạc danh tiếng với cây vĩ cầm trị giá 3.5 triệu đô la. Hai ngày trước sự kiện này, vé xem hòa nhạc của ông tại một nhà hát ở một thành phố khác đã bán hết, giá cho mỗi chỗ ngồi để nghe ông đàn những bài nhạc này là 100 đô la. Tuy nhiên, ở tại nhà ga ông chỉ thu được 32 đô la. Đây là một phần của sự thí nghiệm xã hội về sự nhận thức, hương vị, và ưu tiên của con người.

Tại sao không ai có thể nhận ra một nhà giáo đại tài và thưởng thức âm nhạc lẻ ra họ nên hưởng? Bởi vì ông ở không đúng chỗ. Nhiều bình luận gia cho rằng Naomi thật sự đề cao Phật giáo qua việc trưng bày hình xâm Đức Phật trên cánh tay cô. Nay, những nhà nghiên cứu có thể nào đề cao Joshua Bell bằng cách chưng bày ông ở một nhà ga xe lửa? Nếu ông cứ tiếp tục chơi đàn ở những nơi kỳ quặc như thế, ông sẽ nhanh chóng trở thành một người hành khất dưới con mắt những kẻ bình thường. Sự kính trọng mà ông đã gặt hái được một cánh khó khăn không bao lâu sẽ mất đi. Đó là cách làm việc của tâm chúng ta.

Ngay cả một hình ảnh Đức Phật nếu được tôn tạo đúng đắn có thể bắt đầu chửa lành tim chúng ta chỉ khi nào hình ảnh đó được sử dụng khôn ngoan. Nếu chúng ta chỉ sử dụng do xốc nỗi hoặc ngông cuồng, những gì xảy ra cho Joshua sẽ xảy ra cho hình ảnh vô giá của Đức Phật. Hiển nhiên là sẽ không ai lưu tâm. Theo quan điểm tâm lý, những gì phổ biến và tầm thường sẽ được tiềm thức chúng ta xem là rác rưởi. Trong giai đoạn ngắn, điều này không được nhận thấy nhưng về lâu về dài nó sẽ đem lại những ảnh hưởng tiêu cực. Nếu chúng ta đùa giỡn với các vật thờ phượng, chúng ta đánh mất sự tôn kính do lạm dụng.

Khi tôi suy quán lại cách Đức Phật ban hành hàng trăm giới luật để duy trì giá trị và nhiều phương diện của đời sống tâm linh, tôi không thể tưởng tượng được Ngài sẽ cảm thông để các đệ tử của Ngài mang hình ảnh Ngài xâm trên thân thể họ.
  
Tổ tiên chúng ta đã bảo tồn giáo pháp, trải qua những nỗi khó khăn, ngay cả hy sinh mạng sống. Bổn phận chúng ta là phải gìn giữ giáo pháp cho hậu thế và giới luật đóng một vai trò quan trọng trong việc làm cao quý này.

Tuy vậy, nếu chính quyền cho phép cô Coleman thăm viếng với hình xâm được che kín, toàn bộ việc rối rắm đã có thể tránh được.

Thái Lan - NGÔI CHÙA TRẮNG BỊ TÀN PHÁ BỞI ĐỘNG ĐẤT

NGÔI CHÙA TRẮNG BỊ TÀN PHÁ BỞI ĐỘNG ĐẤT



Như Quang Việt dịch

Chiang Rai, Thailand – Ngày 6, tháng 5, năm 2014 – Cuộc động đất tại Chiang Rai đã gây tuyệt vọng cho một nghệ nhân chuyên môn về hình ảnh sau khi ngôi chùa tinh tế này bị thiệt hại.

Chalermchai Kositpipat, người đạt danh hiệu Nghệ sĩ quốc gia năm 2011 về nghệ thuật hình ảnh, làm việc tại chùa Wat Rong Khun, ngôi chùa trắng, kể từ năm 1996. Ông nói ngôi chùa vừa trở thành nơi thu hút khách du lịch sẽ đóng cửa vô hạn định. Ngôi chùa cần được kiểm tra và nhiều nơi cần phải phá bỏ. “Đêm qua chúng tôi không thể nào ngủ được phía bên trong chùa vì sự chấn động không ngừng. Viên kỷ sư và tôi đã kiểm tra sự hư hại và nghĩ không đến nỗi nào. Nhưng sáng ra chúng tôi kinh hãi khi thấy mức độ của sự tàn phá.”

“Các vách tường cũng như các họa phẩm của tôi đều bị rạn nứt. Một mảng lớn trên bức tường có treo tấm tranh của tôi đã rơi xuống. Nếu cấu trúc ngôi chùa còn giữ nguyên, tôi sẽ mất 2 năm để vẽ lại. Bằng không, ngôi chùa sẽ phải đóng cửa vĩnh viễn. Chúng tôi tuyệt vọng. Công trình của chúng tôi trong suốt 20 năm qua đã biến mất trong 1 ngày. Những cây cột chống đở hành lang cũng bị nứt và hành lang có thể phải bị hủy bỏ.

Chóp của đài hoả táng chúng tôi vừa hoàn thành mấy tháng trước đây bị rơi xuống nhưng nền móng vẫn còn tốt. Tăng xá bây giờ giống như chiếc tháp nghiêng Pisa và cần phải giựt sập. Sự thiệt hại thật to lớn vì chúng tôi cách tâm điểm chỉ có 20 km. Và đây là trường hợp tốt nhất vì khi xây dựng ngôi chùa chúng tôi có tính đến trường hợp động đất. Giờ thì tôi chỉ cầu nguyện cho trời đừng mưa vì nếu trời mưa thì những bức tranh của tôi sẽ bị hủy diệt. Trước khi xảy ra vụ động đất, ông Chalermchai nói rõ rằng ngôi chùa là di sản và là kiệt tác của ông.

"Chỉ có cái chết mới ngưng được giấc mơ của tôi, nhưng nó không ngăn được dự án của tôi.” Đó là lời ông Chalermchai nói về ngôi chùa và ông cũng tin rằng việc làm của ông sẽ đem đến cho ông sự bất tử.

Monday, May 12, 2014

THƯ MỜI ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN Phật lịch 2558





Chùa Pháp Luân
Buddhist Culture Center
13913 S. Post Oak Rd Houston TX 77045   Tel. (713)433-4364  Fax (713)456-2606  
Website: www.phapluan.net , email: phapluan@yahoo.com



THƯ MỜI ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN 
Phật lịch 2558

Chùa Pháp Luân sẽ tổ chức Ngày Phật Bảo đánh dấu sự ra đời của Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni vào Chủ nhật 25.5.2014.

 Đại lễ khởi sự lúc 10:30 sáng với lễ trai tăng. Phần chánh lễ với nội dung chính chung quanh nghi thức mộc dục. Toàn thể Phật tử tham dự sẽtuần tự lên trước lễ đài dâng sớ cầu nguyện, tự tay tắm Phật, lắng nghe pháp ngữ, kinh cầu và tụng đọc Phật sử. Bảy phân đoạn Phật sử biểu trưng cho bảy đoá sen đón chân bậc Đại Giác chào đời. Trong niềm hân hoan vô hạn của nhân thiên đón mừng sự ra đời tôn quý của bậc Cha Lành cứu độ muôn loài hình ảnh của Lâm Tì Ni viên một lần nữa sống lại trong lòng của người con Phật. Đại lễ hoàn mãn với cơm trưa của Phật tử tham dự.

Kính mời chư Phật tử xa gần về chùa dự lễ để cùng cảm niệm thâm ân hoá độ của Đức Phật và vun bồi phúc đức nhân mùa Khánh đản. Ngưỡng nguyện Phật pháp trường tồn, pháp giới hữu tình ân triêm lợi lạc.

Trụ trì

Tỳ Kheo Giác Đẳng