Wednesday, May 21, 2014

Tây Tạng - NHÀ SƯ TÂY TẠNG ĐƯỢC VINH DANH BỞI PHÓNG VIÊN KHÔNG BIÊN GIỚI

NHÀ SƯ TÂY TẠNG ĐƯỢC VINH DANH BỞI PHÓNG VIÊN KHÔNG BIÊN GIỚI




Như Quang chuyển dịch
DHARAMSHALA, INDIA – Ngày 1, tháng 5, năm 2014 – Jigme Gyatso, một nhà sư Tây tạng thuộc tỉnh Golog, Đông bắc Tây tạng, người có thể bị tuyên án tử hình bởi đã giúp đở nhà sản xuất phim Dhondup Wangchen cho bộ phim tài liệu “Để sự sợ hãi phía sau,” là một trong số 100 người hùng thông tin bởi Phóng Viên Không Biên Giới trước ngày tự do báo chí 3 tháng 5.
Jigme Gyatso còn được biết qua tên Golog Jigme, lần đầu tiên bị bắt vào năm 2008 sau khi trợ giúp nhà làm phim Tây tạng Dhondup Wangchen làm bộ phim tài liệu “Để sự sợ hãi phía sau” trước buổi thế vận hội Bắc kinh năm 2008. Sư bị tuyên án 7 tháng tù giam và bị đánh đập tra tấn dã man. Sư được phóng thích vào tháng 10 năm 2008.
Tuy vậy, sư Jigme Gyatso đã bị bắt lại bởi chính quyền Trung cộng vào năm 2012. Sư bị tuyên án tử hình sau khi cảnh sát Trung cộng ra trát bắt giữ với tội danh sát nhân ngụy tạo. Được biết sư đã bị giam giữ bởi mật vụ Trung cộng từ tháng 9 năm 2012 và kể từ đó thì không biết gì về sư.
Bộ phim tài liệu có uy tín dài 25 phút gồm có các cuộc phỏng vấn với 108 thường dân Tây tạng bày tỏ ý kiến của họ đối với Đức Đạt lai lạt ma và mong muốn đem tiếng nói của người Tây tạng đến thế vận hội Olympic 2008. Bộ phim ghi lại sự dã man của chính quyền Trung cộng và nhân dân Tây tạng muốn nói với thế giới lời ta thán tự tâm của họ đối với nhà cầm quyền Trung cộng. Bộ phim đã được bí mật trình chiếu tại Bắc kinh trong ngày khai mạc thế vận hội vào năm 2008 trước khi chiếu trên toàn thế giới.
Cùng nằm trong danh sách của 100 người hùng thông tin là Oudom Tat, một phóng viên người Căm bốt là đối tượng của những vụ tấn công liên tục do phơi bày những vi phạm nhân quyền tại Căm bốt; Anabel Hernandez, người đã mở đầu một câu chuyện đưa đến cuộc điều tra quan trọng về vụ tham ô cao cấp của chính phủ tại Mễ tây cơ; Hamid Mir, một thông tín viên chương trình truyền hình đã bị bắn nhiều lần bởi những người chạy xe gắn máy vào tháng 4 năm nay.
“Danh sách này được thu nhận bởi Phóng Viên Không Biên Giới, một giám sát thông tin toàn cầu, để tỏ lòng tôn kính đối với các phóng viên và các nhà viết blog đã liên tục hy sinh sự an toàn và đôi khi cả sanh mạng, cho nghề nghiệp của mình.”
“Qua những tác phẩm can đảm hay các hoạt động của họ, 100 vị anh hùng này đã giúp phổ biến nền tự do đã được trân trọng đưa vào điều luật số 19 của Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, quyền tự do được tầm cầu, nhận lảnh, và truyền đạt tin tức, ý tưởng qua bất kỳ phuơng tiện truyền thông nào bất kể các biên giới, ” ông nói.
Ngày Tự do báo chí, được thành lập với sự trợ giúp của Phóng Viên Không Biên Giới, là ngày 3 tháng năm. Hội đồng Liên Hiệp Quốc tuyên bố ngày này làm gia tăng sự ý thức về tầm quan trọng của tự do báo chí và nhắc nhở chính quyền tôn trọng và duy trì quyền được tự do phát biểu.

No comments:

Post a Comment