Tuesday, July 14, 2015

Bài nói chuyện của TT Giác Đẳng về chuyến đi cứu trợ Népal (bài 3)

Bài nói chuyện của TT Giác Đẳng về chuyến đi cứu trợ Népal (bài 3)


TT Giác Đẳng nói về chuyến đi cứu trợ Népal (bài 3) ngày 23-6-2015, Minh Hạnh chuyển biên

TT Giác Đẳng: Chúng ta đã có dịp để nói về lịch sử, địa dư cũng như văn hóa lịch sử của Phật Giáo Népal. Hôm nay chúng ta nói về trận động đất vừa qua, ngày mai chúng tôi sẽ nói về nỗ lực cứu trợ.

Népal nằm ở rặng núi Hy Mã Lạp Sơn, khi nhìn vào dãy Hy Mã Lạp Sơn  chúng ta thấy đây là một rặng núi cao nhất thế giới nhưng đang trên quá trình hình thành. Nghe như vậy thì hơi lạ, thật sự rặng núi này được tạo lập bởi sự va chạm của hai mảng đại lục: một mảng đại lục  Eurasian Plate là đại lục của Âu Á, và một mảng Indian Plate đại lục Á Châu gồm bán đảo Ấn Độ. Bán đảo Ấn Độ một năm di chuyển về phía bắc tức là di chuyển về hướng của đại lục Á Âu tạo nên những rặng núi và một năm như vậy chúng tôi có được tường trình là nó di chuyển 5cm, do vậy hiện tượng địa chấn là một điều tất nhiên.

 Vào 80 năm trước, năm 1934 Népal trải qua một trận động đất lớn, và năm nay vào ngày 15 tháng 4 Népal trải qua một trận động đất lớn xảy ra trong khu vực Gorkha. Địa hạt Gorkha sản sinh nhiều thanh niên rất quả cảm và trong lịch sử quá khứ những người này thường là những quân nhân rất thiện chiến, người Anh ngày hôm nay vẫn còn thuê những người Gorkha để làm việc trong một lữ đoàn đặc biệt, lữ đoàn Gorkha , họ là những người lính rất trọng kỷ luật và chiến đấu rất anh dũng. Thì Gorkha là một thành phố nằm cách Kathmandu khoảng chừng 80 cây số về phía Tây Bắc. Và  20 ngày sau, vào ngày 12-5 một trận động đất lớn cũng gần như vậy với địa chấn khoảng 7.3 Mercalli scale xảy ra ở tại khu Bidur nằm về phía đông bắc của Kathmandu khoảng chừng 90 cây số. Như vậy, 2 trận động đất với trung tâm động đất cách khoảng chừng 80 hay 90 cây số thì không xa và điều này tạo nên một ảnh hưởng rất lớn đến Népal vì có một con số đông đảo người Népal sống tại Kathmandu.
Cổ thành Bhaktapur

 Thung lũng Kathmandu có ba nơi: Patan, Bhaktapur và Kathmandu cả ba nơi này đều có 3 cổ thành, 3 hoàng cung của 3 triều đại trước kia của Népal và cả 3 hoàng cung đều bị thiệt hại nặng nề bởi vì tất c đều xây bằng gạch. Tại trung tâm động đất ảnh hưởng rất lớn trên phương diện nhà cửa đường xá. Đường xá của đất nước Népal những vùng núi người ta đi lại phần lớn nhờ vào những con đường đèo. Chúng tôi nhớ khi đi qua đó cứu trợ đi trên con đường đèo mà ngồi nhớ lại mới thấy nếu so với ở Mỹ thì những con đường đó rất  nguy hiểm tại vì vực thẳm thì cao mà hoàn toàn không có cây không có rào chắn xe thì tuột lên tuột xuống tại vì xe vận tải chở hàng cứu trợ nặng và đường thì rất xấu. Nhà cửa người ở miền núi người Népal chỉ có 2 thứ vật liệu tương đối rẻ đối với họ đó là gạch và đá, đá thì có sẵn còn gạch họ mua nhưng phải nhận rằng những thứ vật liệu nặng nề lại tạo nên một tình trạng rất dễ bị hư hại bởi động đất.

Từ khi trận động đất xảy ra riêng tại thủ đô Kathmandu ngoài hoàng cung thì những khu vực liên quan đến Phật Giáo ở trong đó phải kể ngọn đồi Swayambhu nặng nhất. Trung tâm Phật Giáo Swayambhu tất cả người Népal tin rằng đó là nơi khởi điểm của thành phố Kathmandu. Họ tin đó là một ngọn đồi Đức Manjushree Sattva tức Bồ Tát Văn Thù đã ngồi trên đảo chung quanh là nước, Ngài đã dùng thần thông rút rạn nước ra do đó tạo thành thung lũng và thung lũng đó trở thành thủ đô Kathmandu ngày nay. Trên ngọn đối Swayambhu họ cất một tháp Swayambhu Tupa rất đẹp rất lớn mang dáng nét rất là Népal. Chúng tôi và ĐĐ Nguyên Thông được Chư Tăng được Ngài Dhammabhuti đưa lên thăm viếng, Chúng tôi quan sát chung quanh có rất nhiều ngọn tháp sụp đổ và có những người thiện nguyện đến dọn dẹp. Bởi vì đó là di tích cổ công việc dọn dẹp phải rất cẩn thận và công việc dọn dẹp đang tiến hành. Riêng về đại tháp Swayambhu một trong những đại tháp nổi tiếng của thế giới bị nứt mấy chỗ nhưng hư hại không nặng vì cách xây tháp kiểu Nam Tông từ ở dưới lớn và nền rất chắc lên trên nhỏ thành ra trong những cuộc động đất không dễ bị sụp đổ. Đại tháp ở Boudhanath cũng vậy và tháp ở Swayambhu cũng vậy.

Tại trung tâm thủ đô, lúc chúng tôi đến vẫn còn rất nhiều những công viên và những nơi đất trống người ta căn lều ở tạm giống như những trại tạm cư. Hoàng cung của vua Népal, hoàng cung hiện đại bây giờ thành viện bảo tàng cách nay 17 năm sau khi chấm dứt chế độ quân chủ thì trong hoàng cung cũng hư hại rất nhiều chúng ta có thể nhìn thấy được. Ở đây điều muốn nói đất nước Népal từ xưa đến bây giờ cuộc sống của họ không phải là cuộc sống của một quốc gia được tổ chức tốt về phương diện chính quyền và trên phương diện an sinh xã hội, khi lực lượng Maoist một phong trào khởi nghĩa của cộng sản Népal từ bỏ cuộc chiến tranh nội chiến để hợp tác với tất cả đảng phái khác thành lập một chế độ dân chủ tại Népal thì một điều người ta vẫn chưa vượt qua khỏi đó là thủ tục, lấy ví dụ như nước Ấn Độ một nước lớn chỉ có 300 nghị viên trong quốc hội nhưng Népal một nước nhỏ lại có hơn 670 người, tại vì người ta đòi hỏi rất nhiều về vấn đề phân chia quyền hành, và đại biểu cho các sắc tộc các vùng đất khác nhau. Và ở Népal tương đối làm gì cũng chậm bởi vì thật ra nguồn máy hành chánh còn luộm thuộm vẫn chưa được tốt lắm. 

Có một đặc điểm được nhiều quốc gia cũng khen ngợi đó là quân đội Népal đã làm việc rất tốt bởi vì họ có nguồn nhân lực tương đối tốt nhấ,t có kỷ luật, và có, tổ chức, và đặc biệt trực thăng cũng như những phương tiện quân đội tương đối nhiều. 

Nhung nói như vậy thật sự không đủ. Ba thứ rất thiếu thốn để cứu giúp cho người Népal. 

Đầu  tiên trực thăng để vận chuyển những phẩm vật cứu trợ đến những vùng xa, khi chúng tôi đến Népal gặp Chư Tăng trong giáo hội Tăng Già Népal các Ngài hỏi muốn đi cứu trợ ở đâu chúng tôi nói muốn ưu tiên cho những vùng xa những vùng ít người đến, các Ngài đồng ý, nhưng khi các Ngài tổ chức rồi mình mới thấy chuyến đi như vậy mất rất nhiều thì giờ và rất nguy hiểm, và mình mới thấy tại sao những người ở vùng xa họ không được hưởng nhiều. Có trực thăng của một số các công ty nhưng rất đắc, họ tính 3 giờ tức là bay từ Kathmandu đến chỗ cứu trợ rồi trở về trong 3 tiếng đồng hồ giá là 2800 Mỹ kim cho lộ phí chuyến đi đó và phẩm vật cứu trợ thì không có nhiều, thành ra đó là trở ngại. Còn trở phẩm vật cứu trợ thì đường dài rất khó khăn và nguy hiểm, những xe vận tải cứu trợ mà hàng hoá nhiều đầy một xe lớn thì thường thường họ đi ở trong thung lũng Kathmandu.

Về bệnh viện tại Kathmandu hầu như đã vượt ngoài tất cả khả năng của bệnh viện, và kể cả lò thiêu. Người Népal thường họ theo Ấn Giáo, họ thiêu xác tại một lò hoả thiêu rất lớn gần phi trường Tribhuvan. Nhưng lò hoả thiêu đó thật sự nói trong lúc động đất xảy ra rất là cực khổ bởi vì người ta nói đến con số hơn 10 ngàn người chết. Tại các bệnh viện thì được biết trên 20 ngàn người bị thương và khả năng của các bệnh viện để tiếp cứu những nạn nhân cứu cấp thời thì hạn chế, bệnh viện Kathmandu và bệnh viện nào cũng gặp trở ngại này và người ta phải để những bệnh nhân không nghiêm trọng nằm ở ngoài lều ở ngoài sân xa. Népal chưa bao giờ gặp hoàn cảnh khổ như vậy 


Về trường học chúng ta cũng được biết đài BBC đã chụp rất nhiều hình ảnh của các em học sinh đi học lại thì trường hầu như đổ nát, có hơn 700 ngôi trường tại Népal bị tàn phá và các em đi học lại ở trong những lớp học dưới những cái lều hay những cái nhà lợp bằng tôn che tạm thời trong thời gian này. Phải nhận rằng chưa bao giờ chính phủ Népal phải đối diện với những thách thức lớn về vấn đề cứu trợ như vậy.

Và chúng tôi cũng xin chia sẻ kinh nghiệm chúng tôi đã từng đi cứu trợ tsunami ( sóng thần) và cứu trợ hurricane và cứu trợ động đất, chúng tôi có đến nơi bị tornado. Thì mỗi một thiên tai tạo ra một hoàn cảnh khốn khổ khác nhau, thật ra đôi khi mình rất khó để có thể hình dung được. Ví dụ như là khi chúng tôi về Phanang gần Phuket cứu trợ tsunami sóng thần vào bên này đường thì nhà cửa tàn phá hoàn toàn nhưng bên kia còn nguyên vẹn không bị gì hết. Khi đến Alabama để cứu trợ hurricane chúng tôi thấy rằng nguyên cả ngôi làng mà bị hurricane nhìn giống như thành phố bị bỏ bom tan hoang. Còn động đất tại Népal chúng tôi có cảm giác rất lạ là có những căn nhà đổ hoàn toàn mà gạch đá còn tuôn ra ngoài đường.

Chúng tôi vào ngôi chùa Ananda khuti Vihara, khi chúng tôi vào ngôi chùa tất cả Chư Tăng đều di tản ra khỏi tăng xá lên ở chung trên chánh điện tại vì nguyên cả tăng xá bị nứt và không biết xập bất cứ lúc nào. Chuyện động đất như vậy người ta phải tốn rất nhiều thì giờ để lượng định một tòa nhà thử xem có thể sụp và ở được không. 

Có 2 kinh nghiệm chúng tôi cảm thấy rất đặc biệt khi chúng tôi đến Népal liên quan đến động đất:

Khi về thăm cổ thành ở Patan đó là hoàng cung thì có một ngôi nhà rất cổ thật sự ngày xưa là một phần của hoàng cung ngày hôm nay nó bị nghiêng ra và toà lâu đài đó bằng gạch, người ta lấy cây chống đỡ nó, ở tầng dưới có những tiệm buôn bán, có lẽ quá cần để buôn bán do đó người ta vẫn tiếp tục mở cửa tiệm. Chúng tôi đi ngang cũng phải áy náy là không biết những khách hàng họ đi vào trong đó họ có ngại hay không, tại vì nguyên toà nhà bằng gạch mà họ lấy cây làm dàn chống đỡ, khi chúng tôi gửi tấm hình đó lên nét qúi vị sẽ thấy rất lạ lùng.

Và một kỷ niệm khác của chúng tôi khi về Népal đó là khi sắp ra phi trường thì lẽ chúng tôi ra phi trường sớm để chờ đợi, thì Ngài Dhammamurtii và Ngài Maitri không đồng ý phái đoàn đi sớm do đó Ngài đề nghị chúng tôi cùng ĐĐ Nguyên Thông về chùa Anandakhuti để nghỉ ngơi rồi sau đó đến giờ ra phi trường. Chúng tôi cũng nể lời. Và khi về tới ĐĐ Nguyên Thông được đưa vào nghỉ trong một cái lều dành cho những người tạm cư, đi cứu trợ mà lại được ngủ trong cái lều của những người tạm cư cũng là thú vị. Còn chúng tôi ngồi ở trong giảng đường và sau đó qúi Ngài hối đi tắm cho khỏe rồi đi, qúi Ngài nói như vậy thì chúng tôi cũng nể lời và sau đó chúng tôi biết phòng tắm nằm trong tăng xá và tăng xá là nơi Chư Tăng hiện tại không dám ở bởi vì nó có thể sụp đổ bất cứ lúc nào, thì các vị vô đó rồi các vị đem khăn rồi kêu chúng tôi vào tắm, chúng tôi vừa tắm chúng tôi vừa nghĩ có khi nào mình đang tắm rồi cái nhà nó sụp không, nếu mình đang tắm mà nhà sụp xuống thì đúng là nghiệp tới. Đó là một kinh nghiệm rất thú vị nhớ lại hình ảnh ĐĐ Nguyên Thông ngủ trong lều để 2 cái giường trong cái lều và chúng tôi đi tắm trong một cái nhà sắp sụp, đó cũng là sự chia sẻ cảm giác đối với những nạn nhân thiên tai ở Népal.

Đó là một vài hình ảnh chúng tôi muốn gửi đến qúi vị về đất nước Népal sau cơn động đất./. 

No comments:

Post a Comment