Sự khai thác mỏ đồng ở Mes Aynak có thể làm tổn hại các cổ vật Phật giáo
By LYNNE O'DONNELL, Associated Press, February 6, 2015
Nguyễn Văn Hòa dịch thuật
Mes Aynak, Afghanistan - Tài sản to lớn của Phật giáo Afghanistan đang bị chôn vùi dưới đồi cát xung quanh thị trấn cổ xưa Con đường Tơ Lụa của khu vuc Mes Aynak - cùng với nhiều quặng đồng làm mặt đất chiếu lóe ánh sáng xanh rực rỡ trong ánh sáng bình minh.
Ước tính có khoảng 5,5 triệu tấn đồng, một trong những mỏ lớn nhất thế giới, có thể cung cấp một xuất khẩu lớn cho một quốc gia bị chiến tranh tàn phá rất cần công viêc và tiền bạc. Nhưng hy vọng vận may-cho sự thịnh vượng cũng có thể gây nguy hiểm cho cổ vật quý hiếm còn sót lại của sự cai trị Taliban.
Ông Abdul Qadir Timor, vị giám đốc khảo cổ tại Bộ Văn hóa Afghanistan cho biết: "Các mỏ đồng và sự khai thác của nó rất quan trọng. Nhưng điều quan trọng hơn là văn hóa quốc gia của chúng tôi. Quạng đồng là một nguồn thu nhập tạm thời. Afghanistan có thể có lợi cho năm, sáu năm sau khi khai thác mỏ bắt đầu, và sau đó các tài nguyên sẽ kết thúc."
Chính phủ thì quả quyết việc khai thác ước tính đem lại cho Afghanistan số lượng tài sản trị giá $ 3 ngàn tỷ của khoáng sản và dầu khí, một nguồn chưa được khai thác của doanh thu mà có thể chuyển đổi đất nước. Việc Mỹ rút lực lượng chiến đấu vào cuối năm 2014 và song song cắt giảm việc viện trợ từ nước ngoài đã làm cho chính phủ thiếu hụt tiền mặt. Họ hy vọng sẽ thu hút các công ty toàn cầu khai thác dầu mỏ, khí thiên nhiên và khoáng chất khác nhau, từ vàng và bạc, đá cẩm thạch mà đất nước đã được biết đến từ thời cổ đại.
Một công ty do nhà nước Bắc kinh điều hành là China Metallurgical Group đã ký hợp đồng 3 tỷ USD vào năm 2008 để phát triển một thị trấn khai thác mỏ ở khu vực Mes Aynak với máy phát điện, đường bộ và đường sắt, và các cơ sở luyện kim. Những người thợ xây dựng một khu nhà, nhưng đã ngưng hai năm trước đây vì lý do an ninh. Ông Nazifullah Salarzai, một phát ngôn viên của Tổng thống Ashraf Ghani, cho biết chính phủ quyết định sẽ hoàn thành dự án đó.
Các nhà khảo cổ đang cố gắng tìm kiếm một kho tàng cổ vật trong khu vực có thể có từ 2000 năm về trước cho thấy một nền văn minh Phật giáo trải dài trên khắp Ấn Độ và Trung Quốc, lan tràn đến Nhật Bản. .
"Chúng ta cố gắng tìm thì cơ hội tìm được nhiều hơn", nhà khảo cổ học Aziz Wafa nói khi ông quan sát đỉnh đồi nơi có dấu mốc bằng những hốc hình cái bát bằng đồng mà một lần đã được nấu chảy rồi phết lên đồ gốm sứ. Người ta đã tìm thấy nhiều đĩa bạc, đồ trang sức vàng và một bộ xương của con người cũng như họ đã phát hiện những đường nét của một thị trấn mất từ lâu như những căn nhà, tu viện, nhà xưởng, nhà máy luyện .
Đằng sau hãng thông tấn xã Palestine (Wafa) là một hang động, trong đó có ba vị Phật đang ngồi quanh một ngôi đền hình vòm được biết đến như là một bảo tháp. Hai tôn tượng thì không đầu; một tượng bị lấy mất đầu bởi những kẻ nhập thông qua một đường hầm. Đầu tôn tượng kia đã được gỡ bởi các nhà khảo cổ và được đặt trong nhà lưu trữ cùng với hàng ngàn cổ vật khác.
Cổ vật có thể lưu chuyển , bao gồm cả tác phẩm điêu khắc, đồng tiền xu và gốm sứ, đang lưu giữ tại Bảo tàng Quốc gia ở Kabul. Các tượng lớn hơn, bao gồm cả bảo tháp đo tám mét (26 feet) và những bức tượng của nhà sư áo vàng cao 7 mét (23 feet), sắc màu vẫn rực rỡ, được cất giữ và được bảo vệ bởi một lực lượng an ninh đặc biệt. Những con đường được canh gác bằng lực lượng vũ trang và các nhà khảo cổ không có điện thoại hoặc Internet để truy cập.
Các chuyên gia tin rằng những nhà truyền giáo đạo Phật đến từ Ấn Độ đã định cư ở đây trong thế kỷ thứ 2 A.D. Giống như những thợ mỏ ngày nay, những người thợ thời đó đã bị hấp dẫn bởi những đồ đồng, họ chế tác thành đồ trang sức và các sản phẩm thương mại khác để giao thương trên Con Đường Tơ Lụa nối liền Trung Quốc với châu Âu.
Khu vực đã được phát hiện vào năm 1942 và lần đầu tiên khai triển vào năm 1963, nhưng các cuộc khai quật đã tạm ngừng trong hai thập kỷ do cuộc xâm lược của Liên Xô, cuộc chiến tranh dân sự và sự cai trị tàn bạo của Taliban vào cuối năm 1990. Osama bin Laden đã vận hành một trại huấn luyện khủng bố tại khu vực Mes Aynak dẫn đến thảm kịch quân khủng bố phá hủy hai tòa tháp của Word Trade Center tại thành phố New York của Mỹ vào tháng 9 ngày 11 năm 2001, đưa đến sự tấn công của quân đội Mỹ.
Cho đến khi Tôn tượng Phật khổng lồ ở thị xã Bamiyan bị phá bằng đạn pháo của Taliban trong năm 2001, ít người biết đất nước Afghanistan đã từng là một quốc gia giàu có, Phật giáo phát triển mạnh mẽ. Nhưng Phật giáo không có tính năng trên chương trình giáo dục địa phương, để xóa bỏ một lịch sử Hồi giáo của đất nước. Nhưng tại khu vực Mes Aynak những chân tượng Phật khổng lồ dù đã bị mưa gió làm hao mòn vẫn cũng chứng tỏ tượng Phật hùng vĩ này đã có một thời lừng lững trong thung lũng .
Giá đồng thế giới thấp và một nền kinh tế Trung Quốc chậm lại đã cho các nhà khảo cổ học thời gian để phát hiện ra cổ vật nhiều hơn, trong khi chính phủ tìm cách để khai quật các mỏ đồng mà không làm hỏng di tích.
Ông Masanori Nagaoka, người đứng đầu cơ quan UNESCO về các vấn đề văn hóa ở Afghanistan cho biết: "Chính phủ đã yêu cầu các cơ quan văn hóa của Liên Hiệp Quốc khảo sát địa điểm khai thác mỏ và đưa ra kế hoạch bảo vệ và bảo tồn di sản văn hóa",
Lời thỉnh cầu là niềm hy vọng cho một ngày tốt hơn, khi các phái đoàn du lịch có thể thay thế các bảo vệ canh giữ thung lũng.
Các giá trị khảo cổ của khu vực "sẽ tồn tại lâu hơn trong giòng đời của mỏ Aynak," một nhóm chống tham nhũng gọi là Integrity Watch Afghanistan cho biết trong một báo cáo. "Các di tích tìm thấy có thể là một điểm thu hút du lịch vĩnh viễn và sẽ cung cấp một biểu tượng mới của nền tảng lịch sử của khu vực và người dân."