Sunday, August 30, 2015

Hình Ảnh Và Audio Cuộc Họp Báo Tại Houston 29-8-2015


Hình Ảnh Và Audio CuộcHọp Báo Tại Houston Ngày 29-8-2015


Audio Cuộc Họp Báo Của VP II Tại Houston - Phần I -

Audio Cuộc Họp Báo Của VP II Tại Houston - Phần II -

Hình: Nguyễn Cương

Hơn 200 đồng hương Phật tử có mặt tại cuộc họp báo tại Houston.  Hội trường chật kín người và không đủ ghế nên nhiều quan khách phải đứng tham dự



















Văn Phòng 2 Viện Hóa Ðạo họp báo về hiện tình giáo hội​​

Văn Phòng 2 Viện Hóa Ðạo họp báo về hiện tình giáo hội
​​
 


Linh Nguyễn/Người Việt
WESTMINSTER, California (NV) - Văn Phòng 2 Viện Hóa Ðạo, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, vừa tổ chức một cuộc họp báo về hiện tình giáo hội, tại nhật báo Việt Báo, Westminster, hôm Thứ Năm, 27 Tháng Tám.
Tham dự của họp báo có Thượng Tọa Thích Giác Ðẳng và Hội Ðồng Quản Trị Văn Phòng 2 Viện Hóa Ðạo.
Cụ thể, vị thượng tọa công bố việc từ chức quyền chủ tịch Văn Phòng 2 Viện Hóa Ðạo, bạch hóa tài chánh và chủ quyền pháp lý của chùa Phật Quang, Huntington Beach.

Từ trái, ông Mai Xuân Châu, Luật Sư Steven Dieu, Thượng Tọa Thích Giác Ðẳng, và ông Trần Ðình Minh tại cuộc họp báo. (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)
“Hôm nay chúng tôi xin trình bày ba điều trước quý vị. Thứ nhất là những khó khăn của giáo hội và cá nhân chúng tôi. Chúng tôi đang làm gì và sau cùng là tìm phương cách nào tốt đẹp nhất để giải quyết,” Thượng Tọa Thích Giác Ðẳng tuyên bố trước giới truyền thông và đồng bào tham dự.
Thượng tọa nói tiếp: “Tâm nguyện của Ðức Tăng Thống Thích Quảng Ðộ là có được một nơi để Văn Phòng 2 Viện Hóa Ðạo thi hành Phật sự và chúng tôi mời gọi sự gánh vác của mọi giới đồng bào. Từ Tháng Sáu đến Tháng Mười Hai, 2014, ngôi chùa Phật Quang thành hình, và kế đến là tờ báo Ðồng Hành để quảng bá tin tức.”
“Trong nước, từ khi Hòa Thượng Thích Như Ðạt ra đi vào Tháng Tư, Ðức Tăng Thống ban hành Giáo Chỉ số 12, nhưng một thông cáo báo chí làm tại Paris ngày 10 Tháng Tám cho biết Giáo Chỉ số 13, ký ngày 5 Tháng Tám ra đời để thu hồi và hủy bỏ giáo chỉ trước đó,” thượng tọa nói.
“Những thông tin như thế đến từ Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế. Nhiều lần tôi nhờ Giáo Sư Võ Văn Ái, giám đốc văn phòng này, nhưng đều gặp khó khăn, cho đến khi gặp ông ở Dallas, mới biết ông không bằng lòng với tờ báo Ðồng Hành,” thượng tọa nói tiếp.
“Sau đó, khi có những bất hòa rất lớn, chúng tôi gởi thư cho Ðức Tăng Thống, xin từ chức và sẽ bàn giao tất cả các giấy tờ liên quan đến Văn Phòng 2 Viện Hóa Ðạo,” thượng tọa nói.
“Tuy thế, tình hình vẫn không thấy cải thiện và có nhưng thông bạch nói rằng chúng tôi âm mưu chiếm đoạt chùa Phật Quang. Trong khi đó, Hội Ðồng Quản Trị chỉ gồm tôi, đạo hữu Nguyên Hòa Trần Ðình Minh và chị Ỷ Lan,” thượng tọa giãi bày.
Theo Thượng Tọa Thích Giác Ðẳng, hội đồng quản trị cần thêm nhân sự, vì thế hội đồng cũng đã mời thêm được sáu người, trong đó có Luật Sư Steven Dieu, để giúp giải quyết những khó khăn, và các món nợ ngắn hạn và dài hạn có nhu cầu ưu tiên.
“Chúng tôi cũng không hề có ý định ly khai khỏi giáo hội, vì chủ trương hộ pháp, hộ dân, thủy chung với sự tôn kính Ðức Tăng Thống. Tôi phải về Houston, vì sau khi từ chức, tôi còn trách nhiệm với đồng bào và chùa Pháp Luân, do Phật tử đóng góp,” thượng tọa nói.
Thượng tọa tiếp: “Trở lại với chùa Phật Quang, dù không còn giữ chức vụ, nhưng tôi vẫn sẽ làm việc với những người có trách nhiệm. Nhìn lại những vấp váp trong quá khứ, Phật tử là những người tâm thành, tôi không muốn họ đau lòng.”
“Khi làm, chúng tôi làm hết lòng. Khi ra đi không hề muốn gây xáo trộn. Vì thế, chúng tôi nhờ đến những người chuyên môn như Luật Sư Steven Dieu, như đạo hữu Mai Thanh Châu,” thượng tọa nói.
Kế đến, ông Võ Ý, người điều hợp chương trình, giới thiệu Luật Sư Steven Dieu, trình bày vấn đề pháp lý, chủ quyền và sở hữu chùa Phật Quang.
“Tôi không phải là thành viên của giáo hội. Tôi nhận lời mời của thượng tọa. Tuy nhiên, tôi xin minh xác danh xưng 'Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất' ở đây cùng nghĩa với tên trong tiếng Anh là 'Unified Bhuddist Church of Vietnam,' gọi tắt là UBC,” Luật Sư Steven Dieu giải thích.
Ông nói thêm: “UBC có cùng mục tiêu với Văn Phòng 2 Viện Hóa Ðạo, nhưng không phải là Văn Phòng 2 Viện Hóa Ðạo, và được đăng ký đúng theo luật pháp của tiểu bang Texas. Tôi sẽ giải thích thêm lý do cần có UBC trong chốc lát.”
Ông nói chùa Phật Quang (UBC) coi như một con diều, đang theo gió bay lên cao, nhưng có người muốn cắt dây và muốn con diều rớt xuống đất tan nát. Ðó là lý do ông tham gia Hội Ðồng Quản Trị UBC.
Theo luật sư, chùa Phật Quang đã đăng ký với chính quyền và có sở hữu pháp lý của một hội bất vụ lợi.
Ông kể rằng Thượng Tọa Thích Giác Ðẳng có tầm nhìn và chẳng riêng mình thượng tọa, Giáo Sư Võ Văn Ái, cô Ỷ Lan và nhiều nhân vật chính của giáo hội, từng nghe ông thuyết trình và đồng ý về mô hình tổ chức trực thẳng hiện tại của giáo hội sẽ gây khó khăn, một khi Ðức Tăng Thống có mệnh hệ gì.
Ông trình bày thêm hai mô hình khác là tam viện phân lập, gồm viện tăng thống, viện hóa đạo trong nước và Văn Phòng 2 Viện Hóa Ðạo ở hải ngoại. Mô hình thứ ba gồm viện tăng thống chỉ đạo viện hóa đạo và Văn Phòng 2 Viện Hóa Ðạo, độc lập, nhưng yểm trợ lẫn nhau.
Lý do là để CSVN không thể triệt hạ cả ba cơ chế. Hiện nay, nếu CSVN ảnh hưởng hay bắt buộc viện tăng thống, cứ từ trên đi xuống, không tuân theo là phản, theo vị luật sư.
Ông tiết lộ: “Vài tháng trước, người của tòa đại sứ Mỹ đến chùa Phật Quang, đề nghị đưa Ðức Tăng Thống ra hải ngoại chữa bệnh. Ðây là cơ hội ngàn vàng. Nếu ngài ra đây, tinh thần đồng bào sẽ phấn khởi vô cùng, giáo hội sẽ lớn mạnh.”
Sau cùng, ông Mai Xuân Châu, tổng thủ quỹ Hội Ðồng Quản Trị UBC, giải thích số tiền nợ ngắn và dài hạn cần giải quyết, gồm $94,000 nợ ngắn hạn và $540,500 nợ dài hạn. Số tiền nợ sau cùng khi tạo mãi chùa Phật Quang là $1,310,000.
Ông cho biết, với chuyên môn về kế toán, ông bỏ ra hai tuần qua, nhưng vẫn còn phải tiếp tục làm việc để bạch hóa tất cả chi tiết tài chánh rõ ràng. Mọi thắc mắc, ông nói có thể liên lạc với ông qua số điện thoại (916) 996-2519.
Sau phần trao đổi câu hỏi và trả lời của ban tổ chức, Thượng Tọa Thích Giác Ðẳng cáo lỗi phải ra phi trường để về Texas.
--------

Thursday, August 27, 2015

Thông Cáo Báo Chỉ Số 2


Thư Mời Họp Báo Tại Thành Phố Houston

THÔNG CÁO BÁO CHÍ SỐ 1, 25-8-2015


THÔNG CÁO BÁO CHÍ SỐ 1, 25-8-2015

_____________________

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT HẢI NGOẠI TẠI HOA KỲ TỔ CHỨC ĐẠI HỘI KHOÁNG ĐẠI 2015 VÀO CÁC NGÀY 8, 9, 10, 11 THÁNG 10 NĂM 2015 TẠI SAN JOSE CALIFORNIA

HOUSTON – Ngày 25-8-2015 – (PBC, HĐĐH) Phòng Báo Chí vừa nhận được thư mời tham dự Đại Hội Khoáng Đại 2015 của Sư Bà Thích Nữ Nguyên Thanh, trưởng ban tổ chức. Được biết đúng ra năm nay có Đại Hội Khoáng Đại Kỳ 10 của GHPGVNTN trong và ngoài nước nhưng vì những biến cố trong nội bộ nên trong phiên họp ngày 17 tháng 8 năm 2015 Văn Phòng II Viện Hoá Đạo và GHPGVNTNHN-HK quyết định vẫn tổ chức đại hội với thời điểm và địa điểm đã dự định nhưng nội dung là một đại hội mở rộng nhằm tạo điều kiện cho tất cả Phật tử đã từng cúng dường hoặc cho mượn tiền tạo mãi ngôi chùa chung, chùa Phật Quang, Huntington Beach, CA, cùng thảo luận và quyết định về tương lai của ngôi chùa đặc biệt là tìm phương cách hoàn trả số nợ gần 800 ngàn Mỹ kim.

Tưởng cũng xin nhắc lại trước đó, vào ngày thứ hai 10-8-2015 trong phiên họp khẩn, Văn Phòng II Viện Hoá Đạo và GHPGVNTNHN-HK đã thông qua bản thông cáo chung với nội dung mang những điểm quan trọng: Tuân thủ đường hướng, lập trường của Hội Đồng Lưỡng Viện trong nước, nhưng độc lập về nhân sự tại hải ngoại để tránh những xáo trộn không cần thiết. Tiếp tục yểm trợ và đồng hành cùng Hội Đồng Lưỡng Viện trong công cuộc vận động cho Dân chủ, Nhân quyền, và Tự do Tôn giáo cho quê nhà.

Phòng Báo Chí – HĐĐH xin phổ biến bốn văn kiện dưới đây gồm Thư Mời Thỉnh Tham Dự Đại Hội, Thông Báo Về Việc Ghi Danh tham dự Đại Hội và Thông Báo về Vận Động Tài Chánh Của Đại Hội. Cũng xin đăng lại Thông Báo Chung để tiện việc tham khảo.

Thursday, August 13, 2015

Tuyên Bố Chung Về Nhân Sự Của Văn Phòng II Viện Hóa Đạo và GHPGVNTN Hải Ngoại Tại Hoa Kỳ

Tuyên Bố Chung Về Nhân Sự Của Văn Phòng II Viện Hóa Đạo và GHPGVNTN Hải Ngoại Tại Hoa Kỳ


Monday, August 10, 2015

Thư Mời Đại Lễ Vu Lan




Chùa Pháp Luân
Buddhist Culture Center
13913 S. Post Oak Rd Houston TX 77045   Tel. (713)433-4364  Fax (713)456-2606  
Website: www.phapluan.net , email: phapluan@yahoo.com

Thư Mời ĐẠI LỄ VU LAN


Vu Lan là ngày báo hiếu phụ mẫu, là ngày cầu siêu cho thân nhân quá vãng và thể hiện tinh thần từ bi cứu khổ. Năm nay đại lễ Vu Lan của chùa Pháp Luân được tổ chức theo quyết nghị của đại hội thường niên năm rồi là lễ Vu Lan chung của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Hoa Kỳ - Văn Phòng II Viện Hoá Đạo.

Đại lễ Vu Lan sẽ được tổ chức vào Chủ Nhật ngày 16 tháng 8 năm 2015 lúc 10:30 sáng. Chương trình gồm có: pháp ngữ Vu Lan, nghi thức cúng dường tứ phương Tăng, lễ báo ân phụ mẫu, kinh cầu siêu độ thân nhân quá vãng, pháp thoại đề tài Con Đường Chuyển Mê Khai Ngộ, Ly Khổ Đắc Lạc, cơm trưa của Phật tử.

Trân trọng kính mời quý đồng hương, quý Phật tử xa gần về chùa tham dự ngày lễ mà cả ba giá trị báo ân, tín ngưỡng và văn hoá đã trở thành truyền thống ngàn đời của quê hương dân tộc. Chúng hãy cùng nguyện cầu cho các bậc hữu ân, những thân nhân quá vãng và chúng sanh đang sống trong khổ cảnh được ân triêm công đức, giải thoát khổ đau.

Chùa Pháp Luân ngày 10 tháng 8 năm 2015

Trụ Trì

Tỳ Kheo Giác Đẳng

Thông Báo Về Quyết Định Từ Chức Quyền Chủ Tịch Văn Phòng II Viện Hóa Đạo GHPGVNTN

Thông Báo Về Quyết Định Từ Chức Quyền Chủ Tịch Văn Phòng II Viện Hóa Đạo GHPGVNTN



Tuesday, August 4, 2015

Phật Giáo tại Cộng Hòa Kazakhstan

Những di tích còn lại cho biết khi xưa xứ Kazakhstan là quốc gia Phật Giáo 

By Michelle Witte, Astana Times, 9 February, 2015

Nguyễn Văn Hoà Việt dịch

Astana, Kazakhstan - Cộng Hòa Kazakhstan là một quốc gia phía bắc giáp nước Nga , phía đông nam giáp với Trung Quốc, nằm tại trung tâm của lục địa Á-Âu. Ngày nay người Hồi giáo chiếm đa số , nhưng Con Đường Tơ Lụa xuyên qua đất nước này là một tuyến dẫn quan trọng đối với các tôn giáo, trong đó có Phật giáo, và một số chạm khắc lịch sử trên đá cùng với các di tích của Kazakhstan thì không liên quan đến Hồi giáo cũng không phải là thuyết duy linh, mà là biểu tượng của chư Phật, chư Bồ tát, và các tăng sĩ đã truyền giáo lý đạo Phật từ Ấn Độ và Trung Quốc trên các vùng đất Á-Âu. 

Phật giáo đã có một số lớn Phật tử ở Trung Á giữa thế kỷ thứ hai trước Công nguyên cho đến khi đạo Hồi tràn vào khu vực khoảng thế kỷ thứ tám, và nhiều người Turkic sống ở Kazakhstan đã  chuyển sang đạo Hồi . Mặc dù bây giờ dân số Phật giáo của Kazakhstan rất ít - chỉ khoảng 0,5 phần trăm dân số vào năm 2007 - lại là đất nước có số lượng theo Phật giáo lớn nhất ở Trung Á. Tại đất nước này rải rác đây đó những di tích của Phật giáo còn lại từ quá khứ, đặc biệt là vùng Zhetysu (còn gọi là bảy con sông) nằm tại phía đông nam Kazakhstan, trong đó bao gồm tỉnh Almaty oblast. 

Nằm trong khu vực Tamgaly-Tas , một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất của Kazakhstan và được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Các vách đá, khoảng 120 km từ Almaty, có hàng ngàn bức tranh đá được chạm khắc có niên đại từ thời kỳ đồ đồng trở đi. Trong một số những cảnh săn bắn và những hình ảnh của các thú vật có những tôn tượng Đức Phật , kinh Phật bằng Phạn ngữ và hình ảnh của những danh tăng . 

Theo truyền thuyết địa phương, một phái đoàn hoằng pháp Đạo Phật đã dừng chân bên bờ sông Ili, tạm nghỉ dưới những ghềnh núi đá, bất thần một trận động đất xảy ra làm cho một mảng đá rơi xuống từ ghềnh đá gần bên. Để bày tỏ ơn cứu độ mà Đức Phật đã cứu họ thoát nạn, trước khi tiếp tục lên đường họ đã khắc một tôn tượng Đức Phật lớn nhất ở nơi đó; tôn tượng hướng mặt lên trời được khắc trên một tảng đá thật lớn màu da trời.

Ở những nơi khác trong vùng Almaty , giòng sông Kora chảy xuyên qua rặng núi gần thị trấn Tekeli. Trong thung lũng gần giòng sông có một tảng đá lớn hình tháp với tôn tượng Đức Phật được khắc trên đó. Được bao quanh bởi một con đường đất nện, hình ảnh trên đá trông rất huyền bí và phản ảnh nhiều đặc tính của Phật giáo Tây Tạng. Có một bảo tháp, một con sư tử tuyết cầm một bảo tháp (sư tử tuyết thường đại diện cho sự mừng rở, sự trong sáng, và sự can đảm trong truyền thống Phật giáo Tây Tạng), và các biểu tượng đại diện cho quan niệm của Phật giáo về luân hồi.

Con đường chung quanh tảng đá có thể cho thấy những người Phật tử đã đi kinh hành xung quanh tảng đá hình tháp, biểu thị lòng tôn kính. Sự đi kinh hành cũng có thể là một ví dụ về văn hóa vay mượn giữa Phật giáo và Hồi giáo tại Kazakhstan: Những tín đồ của đạo Hồi - Kazakhstan Sufi cũng đi bộ xung quanh đền thờ và những ngôi mộ. Họ có thể ngồi thiền xử dụng thần chú và trú tâm vào hơi thở, thường xuyên thực hành trong các cộng đồng nhỏ xoay quanh một bậc thầy và tin vào sự tái sinh và một số khái niệm khác liên quan đến Phật giáo. 

Một du khách, người leo núi và là người hướng dẫn du lịch Andrey Gundarev, giải thích từ "kora" - cũng là tên của dòng sông - có nghĩa là "tỏ lòng tôn kính " hay "đi vòng tròn " trong tiếng Tây Tạng là đề cập đến việc đi kinh hành.. 

Không xa di tích là khu di tích Kayalyk, những gì còn lại của thành phố Con Đường Tơ Lụa vào thế kỷ thứ 8 cho đến thế kỷ 13, và là di sản thế giới kể từ năm 2014. Bây giờ hầu hết là đất và đá móng, có những tàn tích của một số tòa nhà tôn giáo, trong đó có một ngôi đền Phật giáo khoảng 200 km từ trung tâm Taldykorgan. 

Có thể là còn nhiều cổ vật Phật giáo và các đồ tạo tác khác tìm thấy trên lãnh thổ rộng lớn của Kazakhstan. Gần Sairam, phía nam khu vực Kazakhstan, một cấu trúc dưới lòng đất đã được phát hiện các nhà khoa học tin rằng có thể là một ngôi chùa Phật giáo của thế kỷ thứ sáu.

Hai bộ di tích thời cận đại, có niên đại từ thế kỷ thứ 17, có thể đã được xây dựng theo lệnh của hai anh em: Nhà lãnh đạo Kalmyk Ablai-Taisha và Ochirtu-Taisha. (The Kalmyks, cũng gọi là Dzungars, là một bộ lạc còn lại của người Dzungaria ở tây bắc Trung Quốc năm 1607 và nắm quyền kiểm soát bây giờ là Cộng Hòa Kazakhstan.) 

Trong công viên quốc gia Karakuly ở tỉnh Karaganda là những tàn tích của một tu viện Phật giáo bây giờ gọi là Kyzyl Kensh Palace - "Red City" hay "Red Ore" ở Kazakh, tên được đặt do bức tường sơn đỏ. Nguồn gốc của tàn tích chưa rõ ràng: một giả thuyết cho rằng đó là những gì còn lại của một ngôi đền Phật giáo cổ xưa; giả thuyết khác cho rằng những gì còn lại của một tu viện được thành lập bởi Ochirtu-Taisha một người sống ở đó vào thế kỷ thứ 17. Một giả thuyết khác cho rằng là một pháo đài được xây dựng vào thế kỷ thứ 18 bởi Phật giáo Kalmyks với ý cố giữ lãnh thổ của họ. 

Theo tin tức trên mạng Culturemap.kz, các tàn tích đổ nát này vẫn còn là một nơi tối tăm đối với cư dân địa phương - chạm vào những tàn tích này đã được cho là sẽ bị chết hoặc gặp vận xui,. Vào đầu thế kỷ 20, một số tường vẫn còn dựng đứng, nhưng ngày nay chỉ còn trơ lại nền móng, mặc dù một số công việc phục hồi di tích lịch sử đã được thực hiện. 

Không xa thành phố Ust-Kamenogorsk là một tập hợp các di tích của thế kỷ 17: Tu viện Ablaykyt, được xây vào giữa năm 1654 và 1656 bởi Ablai-Taisha nhưng bị phá hủy vào 1670. Chỉ còn lại bức tường đá bao quanh pháo đài cũ và những đền đài đổ nát theo thời gian. 

Trước đây có một ngôi đền nay không còn nữa , nhưng vẫn còn có tên Semey, thuở xưa là Semipalatinsk ("bảy cung điện") - được đặt tên cho ngôi chùa Phật giáo có bảy đại sảnh ở khu đất mới của Dorzhinkit, nơi ngày nay là Semey . Các ngôi đền đã bị phá hủy vào cuối thế kỷ 17.

Những tu viện Kalmyk một thời đã từng hoạt động khắp nơi trong vùng đông Kazakhstan và vùng Zhetysu, nhưng vì những kiến trúc của các đền chùa phần lớn đều là những lều bằng da, nên rất ít các kiến trúc này còn được lưu lại. Tuy nhiên người Kalmyks đã mang theo tôn giáo của họ khi họ rời Kazakhstan. Ngày nay, Cộng Hòa Kalmykia, một vùng bán tự trị của Nga, là quốc gia châu Âu duy nhất mà đa số dân theo Phật giáo.