Monday, December 23, 2013

23-12-2013 - TTGiác Đẳng nói về ngày Tết Nguyên Đán

Bản tin tức Phật Giáo ngày 23-12-2013

TTGiác Đẳng nói về ngày Tết Nguyên Đán năm nay

Minh Hạnh chuyển biên


TTGiác Đẳng: Trong phần bản tin Phật Giáo nói về; Năm nay Tết Nguyên Đán đến tương đối là sớm theo lịch trình mà chúng ta thường có. Tết năm nay rơi vào cuối tháng Giêng đầu tháng Hai, do vậy ngày Rằm tháng Giêng Âm Lịch của chúng ta nhằm ngày 14 tháng Hai Dương Lịch tức là ngày Valentine. Đối với các chùa thì riêng tại Hoa Kỳ và các quốc gia ở Âu Châu thì ngày Tết Nguyên Đán rơi vào ngày nào ở trong tuần thì có một ảnh hưởng rất lớn. Chúng tôi lấy ví dụ như là một cái Tết mà lý tưởng thường diễn ra cuối tuần. Nếu cái Tết, như trường hợp năm nay là Giao Thừa nhằm tối thứ Năm, do vậy mùng Một là thứ Sáu, mùng Hai thứ Bảy và mùng Ba là Chủ Nhật, thì năm nay tương đối ngày Tết như vậy rất trọn vẹn vì Phật tử đi chùa đón xuân ba ngày Tết họ không mất nhiều thời gian, nhiều lắm là họ chỉ nghỉ ngày thứ Năm và thứ Sáu, thứ Bảy Chủ Nhật thì họ không bị mất ngày nghỉ.

 Ở Tại Hoa Kỳ và một số các quốc gia Âu Mỹ, hầu hết người Việt chúng ta sinh hoạt theo những ngày nghỉ trong tuần và chúng ta không có được ngày nghỉ riêng cho Tết âm lịch hay Tết Nguyên Đán. Và năm nay thì thời điểm Tết vào tối thứ Năm và ngày Chủ Nhật nhằm ngày mùng Ba Tết thì là một thời điểm lý tưởng nhất ở trong những ngày Tết trong các tiết lễ hàng năm. Những ngày Tết tương đối là mệt mỏi thí dụ như giao thừa nhằm tối thứ Hai thì suốt từ thứ Hai, Ba, Tư, Năm, Sáu, thứ Bảy, Chủ Nhật ở chùa thì Phật tử vãng lai có nhiều khi buổi sáng hay chiều rời rạc đi từng nhóm người trong trường hợp như vậy thì phải nói rằng ở chùa rất là vất vả trong những ngày đầu năm. 

Nhưng mà năm nay, ngày lễ Rằm tháng Giêng lại rơi vào ngày Valentine. Quí vị hỏi tại sao lại phải lưu ý về chuyện này? Là bởi vì ở tại Mỹ ngày Valentine là ngày mua bông hoa rất đắc, các tiệm hoa rất bận rộn vào ngày Valentine. Nguyên cả một năm thì ngày Valentine là ngày hút bông hoa nhiều nhất và chúng tôi nhớ rằng năm nào mà ngày Rằm tháng Giêng được tổ chức vào ngày Valentine thì tiền mua bông hoa chưng ở chùa tương đối là cao và đôi khi cũng khó tìm được những bông hoa mà người ta muốn. Nên chi, đó cũng là một điểm thú vị.

Dù sao đi nữa thì, nếu qúi vị ở hải ngoại, qúi vị biết rằng những ngày Christmas và ngày Tết Dương lịch và Tết Nguyên Đán thì nhằm vào mùa lạnh, thí dụ như ở tại Houston hôm nay thời tiết tương đối lạnh, khoảng chừng 35 độ F tức là khoảng chừng 4 hay 5 độ C thì tương đối lạnh. Nhưng mùa Noel cũng như Tết Nguyên Đán nằm trong không khí lạnh thì những hoa đào, hoa mai nở đúng thời đúng tiết và nó cho chúng ta một cảm giác rất thân quen của một ngày đầu xuân tương đối trời hơi lạnh. 

Trong lúc đó thì, tại Úc vào dịp này là mùa hè, và chúng tôi có nghe một vài vị ở bên Úc cho biết mùa Noel trời rất là nóng nực. Cái nóng nực vào mùa Noel hay vào ngày Tết thì cái nóng bức ở Sydney hay ở Belbourne thì không có không khí Tết như chúng ta ở tại những xứ lạnh. Ở đâu thì quen đó, nhưng chắc chắn trong không khí nóng bức của mùa hè thì rất khó tìm những thứ hoa như hoa đào hoa mai. 

Cuộc sống thì có những quy ước của loài người và chúng ta sinh hoạt thì theo niên lịch, rồi mùa màng thời tiết thì có sự vận hành của thiên nhiên, Bắc Bán Cầu không giống như Nam Bán Cầu và ở nơi này không giống như nơi khác, nói chung là tất cả đều mang tính rất tương đối, điều quan trọng nhất là hễ ngày Tết đến dù ở phương trời nào người ta nghĩ đến làm sao có được một năm mới, làm sao mang những giá trị thiêng liêng vào trong đời sống của mình, đầu năm thì nghĩ đến chuyện phước đức nghĩ đến chuyện may mắn và đầu năm nghĩ đến ông bà tổ tiên, tất cả những điều đó là những cái gì rất là đẹp ở trong nền văn hóa và phong tục của người Việt Nam chúng ta./.

Wednesday, December 18, 2013

TT Giác Đẳng tường thuật về một quyết định mới nhất của Đại Lão HT Thích Quảng Độ, Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN về việc bãi nhiệm hai nhân vật cao cấp của Viện Hóa Đạo - Ngày 11-12-2013

TT Giác Đẳng tường thuật về một quyết định mới nhất của Đại Lão HT Thích Quảng Độ, Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN về việc bãi nhiệm hai nhân vật cao cấp của Viện Hóa Đạo

Minh Hạnh chuyển biên


TT Giác Đẳng: Ngày 11-12-2013 - Bản tin Phật Giáo hôm nay chúng tôi xin nói về một quyết định mới nhất của Đại Lão HT Thích Quảng Độ, Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN về việc bãi nhiệm hai nhân vật cao cấp của Viện Hóa Đạo đó là sự chấm dứt chức vụ của HT Thích Viên Định, Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, và HT Thích Viên Lý, Chủ Tịch Văn Phòng ÌI kiêm Chủ Tịch Điều Hành GHVNTN Hải Ngoại tại Hoa Kỳ

Có lẽ trong thời gian ba tháng vừa qua GHPGVNTN đi vào một ở trong những sự cứu vãng ở nồng độ lớn nhất chưa từng thấy trước đây.

Đầu tiên là, Đức Đệ Ngũ Tăng Thống đã từ chức vì lý do là Ngài đã không thể thực hiện được một điều do sự ngăn cản của một số các vị trong hội đồng viện là bãi chức HT Thích Chánh Lạc. HT Thích Chánh Lạc lúc bấy giờ là Chủ Tịch Văn Phòng II của GHPGVNTN. Và HTThích Chánh Lạc được xem như là một người tương đối có một thái độ cực đoan ở trong sự hành xử của mình, nên Đức Đệ Ngũ Tăng Thống đã quyết định thôi chức HT Thích Chánh Lạc.

Ngay sau đó thì Ngài đã thông qua một nhân cử thỉnh vào trong văn phòng II là HTThích Viên Lý được thỉnh cử lên ngôi vị Chủ Tích Văn Phòng ÌI.

Thế nhưng, trong ba tháng vừa qua thì lại xảy ra rất nhiều sự khủng hoảng nội bộ tiếp tục, những khủng hoảng nội bộ này cho thấy rằng những sự khác biệt giữa Viện Hóa Đạo và Viện Tăng Thống vẫn tiếp tục tồn tại.

Và HT Thích Viên Định, một vị sư huynh của HT Thích Viên Lý đang là Viện Trưởng Viện Hóa Đạo thì có một số những hành xử mà theo lời của Đức Tăng Thống như trong giáo chỉ đó là; đã tự ý làm việc không thông qua ban chỉ đạo của Viện Hóa Đạo, cũng như là đã làm một điều là vô hiệu hóa vai trò của Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế.

Như chúng ta biết rằng trong thời gian một tháng trở lại đây thì HT Thích Viên Định và HT Thích Viên Lý đã ra một thông tư qua thông tư này là thành lập một web site mới có tên là ghpgvntn.net được viết tắt.

Với nhận xét cũng như nội bộ của Giáo Hội và bản thân của Đức Tăng Thống nhận định rằng sự ra đời của trang web này cũng nên thuộc về trang web của Giáo Hội mà qua đó dồn nỗ lực để vô hiệu hóa vai trò hoạt động của trang web Phật Giáo Quốc Tế là phát ngôn chính thức của Giáo Hội.

Có rất nhiều sự việc được nêu ra trong giáo chỉ thì Đức Tăng Thống đã dẫn đến quyết định là bãi nhiệm cả hai vị Viện Trưởng Viện Hóa Đạo ở trong nước và Chủ Tịch Văn Phòng ÌI ở ngoại quốc.

Có lẽ đây là một ở trong những chuỗi đề trong sự khủng hoảng nếu nhìn toàn bộ liên quan đến HT Thích Chánh Lạc. Mặc dầu HT Thích Chánh Lạc không còn làm việc ở trong GHPGVNTN nhưng HT Thích Viên Lý và HT Thích Viên Định đang có nhiều nỗ lực tiếp tục một trong những điều mà ĐứcTăng Thống không thể chấp nhận được đó là nỗ lực phục chức cho HT Thích Chánh Lạc trong vai trò Phó Viện Trưởng Viện Hóa Đạo cũng như là thành viên hội đồng Viện Tăng Thống.

Sự bãi chức của HT Thích Viên Lý ngay sau đó đã kèm theo một bức thư từ chức của chính HT Thích Viên Lý ở trong đó HT đã từ chức vai trò Chủ Tịch Điều Hành Giáo Hội tại Hoa Kỳ cũng như thành viên Viện Tăng Thống. Nói cách khác là HT đã chính thức bước ra bên ngoài Giáo Hội.

HT Thích Viên Lý được xem như là một nhân tài rất là quan trọng trong Giáo Hội đã có mặt từ thời ban sơ với vai trò Tổng Thư Ký của uỷ ban vận động thống nhất Phật Giáo và từ đó trở đi HT đã giữ liên tục vai trò Tổng Thư Ký trong nhiều năm, cho đến năm 2012 thì HT trở thành Chủ Tịch hội đồng điều hành GHPGVNTN ở Hoa Kỳ, lúc bấy giờ chúng tôi đã thay thế vào chỗ của HT trở thành Tổng Thư Ký của GHPGVNTN ở Hoa Kỳ. HT Thích Viên Lý được xem như là một trong những nhân tài rất hữu hiệu về hành chánh và trong nhiều lãnh vực ở tại miền Nam California thì sự hoạt động của chùa Diệu Pháp và chùa Điều Ngự đã khiến cho Giáo Hội đã có thể thực hiện nhiều Phật sự quan trọng như là tổ chức đại lễ Phật Đản chung và lễ thọ tang của Đức Đệ Tứ Tăng Thống và một số những sinh hoạt hàng năm rất là quan trọng ở tại thủ đô của cộng đồng người Việt.

Và HT Thích Viên Lý cũng là vị cao tăng có rất nhiều anh em huynh đệ cùng làm việc trong hội đồng điều hành với những vai trò của các vị Tổng Vụ Trưởng.như là TT Thích Viên Huy, TT Thích Viên Thông, TT Thích Viên Dung, HT Thích Thiện Hữu, HT Thích Viên Quang. Và sự ra đi của HT Viên Lý cũng rất có thể sẽ kéo thêm sự ra đi của chư vị huynh đệ cùng trong một sư môn. Tạo nên sự mất mát to lớn của Giáo Hội.

Cho dù thế nào đi nữa thì trong cái nhìn của Đức Tăng Thống GHVNTN sự bãi nhiệm của HT Thích Chánh Lạc phải được giải quyết tận gốc thì chính sự không dứt khoát của HTViên Lý và HT Viên Định đã dẫn đến sự quyết định là bãi nhiệm vai trò Viện Trưởng Viện Hóa Đạo cũng giống như Chủ Tịnh Hội Đồng Điều Hành Văn Phòng ÌI Viện Hóa Đạo của hai vị này.

Giáo Hội đang trải qua một khủng hoảng và một sự thai hóa tận cùng, qua đó chúng ta sẽ thấy nhiều sự thay đổi. Nhưng mà với sự xử trí cương quyết của Đại Lão HT Thích Quảng Độ Tăng Thống GHPGVNTN Ngài nhất định rằng Giáo Hội phải tiếp tụcduy trì với truyền thống mà Giáo Hội đã theo đuổi liên tục ở trong nhiều thập niên qua không thể để cho bất cứ cá nhân nào cho dù cá nhân đó tài giỏi tới đâu chi phối Giáo Hội./.
.

Tin Phật Giáo - Ngày 3-12-2013 Bộ tộc người Shan(một nhóm sắc tộc Thái) tại thành phố Rangoon, Miến Điện mừng năm mới với văn hóa hài hòa

Bộ tộc người Shan(một nhóm sắc tộc Thái) tại thành phố Rangoon, Miến Điện mừng năm mới với văn hóa hài hòa

Nguyễn Văn Hoà - Việt dịch


Một vũ công thuộc dân tộc Shan trong trang phục một con công đang vũ tại một buổi lễ mừng năm mới Shan năm mới tại Rangoon vào đêm thứ hai

Rangoon - Ngày 1-12-2013 Hàng trăm người bộ tộc Shan (một nhóm sắc tộc Thái) mừng năm mới của họ tại thành phố Rangoon, Miến Điện vào tối thứ hai, họ nhảy những điệu vũ và bài ​​hát truyền thống tại một ngôi chùa Phật giáo ở Shan Mayangone Township.

Hằng năm vào một đêm của tháng Mười Hai, bộ tộc Shan, là những người thuộc bộ tộc Shan ở miền đông của Miến Điện hợp lại thành một thiểu số nhỏ tại cố đô,họ gặp nhau trong dịp năm mới. Vào tối thứ hai, họ đã tụ tập tại ngôi chùa Chan Thar Yar Myint Shan trên đường Prome.

Họ có ngôn ngữ riêng của bộ tộc Shan, họ mang những lá cờ nhỏ của bộ tộc Shan, người phụ nữ mặc áo quần lụa của truyền thống, và người nam mặc quần rộng thùng thình theo truyền thống bộ tộc, và đầu đội những chiếc mũ trang phục cho màu sắc rực rỡ của truyền thống.

Theo lời của ông Sài Leang Han, vị thư ký của Văn Học và Hội Văn Hóa nói với tờ The Irrawaddy, thì mục đích chính của những người bộ tộc Shan là nhân dịp kỷ niệm năm mới của bộ tộc là là họ muốn quảng bá văn học và văn hóa của bộ tộc Shan.

Ông còn cho biết một lý do khác là những người bộ tộc Shan ở thành phố Rangoon thì quá xa đất mẹ của họ, và họ muốn có một không khí của quê hương của họ. Nên tất cả mọi người Shan đã tụ tập lại để đón mừng năm mới như là tìm kiếm một chút gì của quê hương trong dịp năm mới.

Người Shan kỷ niệm năm mới vào lúc nửa đêm, hát một bài hát truyền thống năm mới, và tất cả nhảy múa với nhau. Theo lịch người Shan thì năm mới là 2108, và là năm của con ngựa.

Tại thủ phủ bang Shan, người bộ tộc Shan tổ chức năm mới với pháo, nhưng ở Rangoon họ không được quyền làm như vậy.

Tại buổi lễ kỷ niệm, có các quầy hàng bán quần áo truyền thống và thực phẩm của người Shan. Hội Văn học Shan và Hiệp hội Văn hóa thu tiền cho lễ kỷ niệm từ các cư dân Shan sống ở Rangoon, các tình nguyện viên sẽ đến từng nhà và biểu diễn bài hát Shan để có thêm thu nhập.

Người dân tộc Shan (Thái) ở Rangoon được ước tính vào khoảng 40.000, và 50.000 người, tập trung ở Kamaryut, Daik Gyi và thị trấn Twan Tây. Một truyền thống vào ngày người Shan mừng năm mới, vào thứ Ba, người Shan đến chùa để cầu nguyện và cúng dường thực phẩm cho các tu sĩ Phật giáo, họ cầu nguyện được may mắn trong năm tới.

Hai nhóm dân tộc Shan - nhóm quân đội Shan- miền Bắc và miền Nam - vẫn còn vũ trang, cùng với một số nhóm dân tộc khác trong cuộc chiến ở thủ phủ bang Shan . Kể từ khi chính phủ bán dân sự lên nắm quyền vào năm 2011 , cả hai nhóm đã ký thỏa thuận ngưng bắn cá nhân với chính phủ và cả hai đều tham gia vào các cuộc đàm phán đang diễn ra cho một lệnh ngừng bắn trên toàn quốc.

Văn học Shan và Hiệp hội Văn hóa Sài Leang Han cho biết một lợi ích của cải cách chính trị gần đây ở Miến Điện đã được dễ dàng hơn để tổ chức các sự kiện như năm mới lễ kỷ niệm hôm thứ Hai, mà trong quá khứ để có thể được chính quyền cho phép tổ chức rất khó khăn. .

.

Bản tin ngày 23-11-2013 TT Giác Đẳng tường thuật về tình hình Phật Giáo tại hải ngoại

TT Giác Đẳng tường thuật về tình hình Phật Giáo tại hải ngoại - ngày 23-11-2013

Minh Hạnh chuyển biên



TT Giác Đẳng - Một sự việc liên quan đến cộng đồng Phật Giáo Việt Nam ở hải ngoại. Trong thời gian qua có một số Chư Tăng Ni từ xa về để dự lễ tiểu tường tức là giỗ đầu Ngài HT Hộ Giác có đề cập đến một sự việc là một số qúi Phật tử kỳ cựu của các ngôi chùa càng lúc càng giảm đi là do sức khoẻ, một số các vị ra đi, và thế hệ kế tục thì không còn có niềm tin cũng như sinh hoạt gắng bó với chùa như thế hệ đầu tiên. Đây là một ở trong chuỗi vấn đề rất là khó thấy được nhưng mà nếu đi sâu vào sinh hoạt thì chúng ta thấy rằng có ngăn ngại. Một điều mà các vị Tăng Ni nêu ra trong buổi nói chuyện này thì cho thấy rằng những người trẻ đi chùa ngày nay ít có dịp để tụng kinh nghe pháp, phần lớn qúi vị sinh hoạt trẻ như gia đình Phật tử hoặc gia đình Hướng Đạo. Và trong đời sống hàng ngày thì ít khi đi tới chùa chiền cho những sinh hoạt ở trong đời sống hàng ngày như là tụng kinh, an vị Phật, lễ tân gia, lễ cưới v.v...

Nếu Phật Giáo Việt Nam không có một nỗ lực mạnh mẽ hơn thì chắc chắn ở trong một hay hai thế hệ nữa sẽ nhiều ngôi chùa ở hải ngoại vắng đi số Phật tử đi chùa thay vào đó thành cơ sở duy trì mà tương đối nặng về sự tồn tại hơn là có thể phát huy được điều gì khác.

Cho đến giờ này thì chưa thấy có được dấu hiệu nào khả quan để khẳng định rằng Phật Giáo Việt Nam đang thật sự bắt rễ ở đất Hoa Kỳ, cũng như tạo ra một thế hệ kế tục mà thế hệ đó có thể bảo đảm sự tồn tại của các ngôi chùa.

Ở tại tiểu bang California vào năm thập niên 1930 thì người ta nói rằng có hơn 10 ngôi chùa Trung Hoa, vào thập niên 80 tức là 50 năm sau (nửa thế kỷ sau) thì số chùa Trung Hoa ở tại California còn lại chỉ có 20 ngôi chùa vào thời điểm đó, điều này là điều rất quan trọng mà tất cả chúng ta không thể không quan tâm. .

.

Tin Phật Giáo - ngày 1-11-2013 Thơ Mời Đại Lễ Tăng Y Kathina và Lễ Tiểu Tường Đại Lão Hoà Thượng Thích Hộ Giác

  
 
Chùa Pháp Luân
Buddhist Culture Center
13913 S. Post Oak Rd Houston TX 77045   Tel. (713)433-4364  Fax (713)456-2606 
Website: www.phapluan.net , email: phapluan@yahoo.com


Thơ Mời Đại Lễ Tăng Y Kathina và Lễ Tiểu Tường Đại Lão Hoà Thượng Thích Hộ Giác


Thấm thoát đã gần một năm kể từ ngày Hoà Thượng Thích Hộ Giác ra đi. Chư tăng xa gần hiệp ý tổ chức giỗ đầu của Ngài cùng ngày với đại lễ Tăng Y Kathina tại chùa Pháp Luân. Năm vừa rồi chính Hoà thượng thọ y Kathina 9 ngày trước khi Ngài viên tịch. 

Lễ Tăng Y Kathina là đại lễ duy nhất trong Phật giáo được Đức Phật chính thức ban hành từ khi Ngài còn trụ thế  hợp theo truyền thống chư Phật quá khứ. Một y casa tiêu biểu được dâng cúng đến đại chúng tỳ kheo Tăng. Nghi thức cúng y, thọ y và giao y phải đúng theo luật nghi ghi trong Luật tạng. Đại lễ Tăng y là một thể hiện tinh thần “thống lý đại chúng” của Tăng bảo. Năm nay đại lễ Tăng y tổ chức tại chùa Pháp Luân vào ngày Chủ Nhật 17-11-2013. Chương trình khởi sự từ 10:30 sáng.

Lễ Tiểu Tường hay ngày giỗ đầu của Hoà Thượng Hộ Giác cũng được tổ chức cùng ngày. Ngoài nghi thức cầu nguyện theo hai truyền thống Nam và Bắc Tông còn có phần phát biểu của chư tôn đức và quí cư sĩ về hành trạng và di sản tinh thần của một bậc cao tăng Phật giáo Việt Nam đương đại. Lễ Tiểu Tường cũng chính thức đánh dấu chương trình hoạt động “Pháp Thí: Sự Bố Thí Tối Thắng”  kéo dài 12 tháng cho đến lễ Đại Tường.

Khoá tu học 7 ngày từ 11 -11 đến 17 - 11 mang hai mục đích: Giới thiệu cách tu tập bản thân y cứ trên Kinh Pháp Cú và cũng tạo phước cúng dường đến Hoà thượng Hộ Giác nhân giỗ đầu tiên của Ngài. Ngoài ra trong thời gian nầy cũng có phần hướng dẫn xuất gia gieo duyên cho những giới tử muốn làm quen với nếp sống thiền môn. Chương trình tập chú vào 5 trọng điểm: tìm hiểu và ứng dụng Kinh Pháp Cú, tụng đọc kinh Phạn ngữ, làm quen với tăng tướng, thực tập thiền tứ niệm xứ và sống trong tinh thần hoà hợp chúng.

Nguyện cầu Phật Pháp xương minh, pháp giới hữu tình đồng ân triêm lợi lạc.

Trụ Trì

Tỳ Kheo Giác Đẳng




XÁ LỢI ĐỨC PHÓ TĂNG THỐNG 



.

Tin Phật Giáo - 23-9-2013 Những Thánh tích của Phật Giáo trong tình trạng hoang tàn

Những Thánh tích của Phật Giáo trong tình trạng hoang tàn

by Atul Sethi, TNN Sep 23, 2013

Nguyễn Văn Hoà - Việt dịch



New Delhi, Ấn Độ - Những Thánh tích của Phật Giáo, những nơi Đức Phật truyền bá giáo Pháp, đang trong tình trạng ảm đạm. Nhiều vùng Phật giáo cổ xưa ở trong nhiều tiểu bang bị lấn chiếm và bị xuống cấp nhanh chóng.

Ngoài ra, mặc dù chính quyền tiểu bang dự trù rất nhiều kinh phí cho việc bảo quản, hầu hết các bang đã hoặc dành một lượng không đáng kể trên các vùng hoặc cho rằng họ không có hồ sơ ghi chép các chi phí đã chi tiêu. Đây là kết quả của một loạt các truy tầm của một Diễn đàn Phật Giáo, một hiệp hội của các cá nhân có liên quan trong việc truyền bá giáo pháp Phật Giáo.

"Một điều gây sửng sốt khi biết rằng các tiểu bang như Bihar và UP - trong đó có một số lượng lớn các vùng liên quan đến Phật giáo - tuyên bố họ không giữ hồ sơ riêng biệt của ngân sách chi tiêu trong các vùng thuộc thẩm quyền của họ," Sidhartha Gauri, người sáng lập của diễn đàn Haryana truy vấn thắc mắc các cơ quan văn hóa và khảo cổ học trên cả nước để tìm hiểu về việc làm của họ trên các vùng Phật Giáo.

Ông cho biết, ông đã yêu cầu nhiều tiểu bang cung cấp thông tin về các chi tiêu của họ trong các vùng Phật Giáo từ năm 1990 đến năm 2011 thì chỉ có 10 tiểu bang trả lời bằng những con số rất khiêm nhượng, ít hơn cả ngân sách cho một bộ phim của Bollywơod.

Một điều nữa, tiểu bang Uttar Pradesh cho biết không có địa điểm Phật giáo thuộc thẩm quyền của họ, điều này không thể tin được, mặc dù tại Sarmath thuộc tiểu bang Uttar Pradesh là nơi Đức Phật sau khi thiền định bảy tuần dưới gốc cây Bồ Đề tại Bồ Đề Đạo Tràng, Ngài đã đến Sarmath, Utta Pradest để gặp anh em Kiều Trần Như và Ngài đã chuyển pháp luân đầu tiên tại đây, và trong 45 năm hoằng Pháp Đức Phật đã đến nhiều địa điểm khác nhau trong tiểu bang Uttar Prades.

Các cơ sở khảo cổ học nhà nước cho rằng họ chỉ có ba địa điểm Phật giáo được bảo vệ thuộc thẩm quyền của họ. Tuy nhiên, người sáng lập của diễn đàn Haryana cho biết họ đã thu thập được ít nhất có 250 địa điểm Phật giáo cổ xưa trong tiểu bang, hầu hết trong số đó đang trong tình trạng đáng chê trách. Ngay cả những bảo tháp Kesariya trong Motihari, được cho là bảo tháp Phật giáo cao nhất thế giới, không có hàng rào bao quanh. Các súc vật được tìm thấy chăn thả trong vùng phụ cận. Một nửa số bảo tháp chưa được khai quật trong khi nửa còn lại dù đã được khai quật nhưng đã bắt đầu xuống cấp nhanh chóng .

Hầu như một số vùng cổ xưa đã biến thành gò đất và dân làng đã chiếm làm nơi cư trú, rất khó để dời họ đi. Và một số các tác phẩm điêu khắc và cổ vật trong nhiều vùng được dân làng dùng làm phẩm vật thờ phượng , nhiều khi những cổ vật này được thờ nơi không người coi sóc dễ bị đánh cắp.

Một khu vực Phật Giáo cổ xưa tại Taradih, Bihar gần Bồ Đề Đạo Tràng. Bây giờ là nơi để chôn lấp chất thải.

Một bảo tháp Phật Giáo lớn nhất ở Bắc Ấn Độ, tọa lạc tại Asandh (Haryana) thì khu vực xung quanh bảo tháp đã bị lấn chiếm của các cộng đồng địa phương và được báo cáo là thường bị đánh cắp gạch cổ từ vùng cổ tháp này. .

Bản tin ngày 1-9-2013 - Thư mời Đại Lễ VU LAN


 
Chùa Pháp Luân
Buddhist Culture Center
13913 S. Post Oak Rd Houston TX 77045   Tel. (713)433-4364  Fax (713)456-2606  
Website: www.phapluan.net , email: phapluan@yahoo.com

Thư mời Đại Lễ VU LAN


CHÙA PHÁP LUÂN SẼ TỔ CHỨC ĐẠI LỄ VU LAN VÀO CHỦ NHẬT 8 – 9 -2013. Năm nay nội dung đại lễ mang hai trọng điểm cảm niệm và hướng nguyện công đức. Chương trình bắt đầu lúc 10 giờ 30 sáng với nghi thức cầu uy lực Tứ Phương Tăng qua nghi thức cúng dường bát hội; tiếp theo là tuyên đọc danh tánh cầu siêu; nhạc lễ báo hiếu; tưởng niệm các bậc hữu ân và cầu nguyện cho chiến sĩ trận vong, đồng bào tử nạn. Đây là mùa Vu Lan đầu tiên tại chùa sau sự viên tịch của Ngài Hoà Thượng Hộ Giác. Để tưởng niệm Ngài trong suốt chương trình của Đại lễ chư Tăng và quí Phật tử sẽ cùng lắng nghe pháp ngữ Vu Lan của Hoà Thượng lúc sinh thời. Và cũng từ năm nay trở đi mỗi mùa Vu Lan chùa Pháp Luân sẽ tổ chức lễ cầu siêu cho những người bất hạnh đã bỏ mình trên hành trình tìm tự do.

Cũng trong ngày Chủ Nhật 8-9-2013 vào 5 giờ chiều tại nhà hàng Kim Sơn trên đường Bellaire sẽ có một chương trình Văn Nghệ Sĩ Ủng Hộ Trung Tâm Văn Hoá Phật Giáo Chùa Pháp Luân. Đây là một nỗ lực của ca sĩ Ngọc Đan Thanh với sự hợp tác của các ca sĩ Thiên Kim, Hồng Nga, Hoàng Anh Thư, Huỳnh Phi Tiễn, Phạm Tuấn Ngọc, Lưu Đức Long. Chương trình gồm các tiết mục Cải Lương trích đoạn, kịch, tân cổ giao duyên, nhạc quê hương và nhạc trẻ. Vé có thể mua tại chùa Pháp Luân 13913 South Post Oak Rd Houston TX 77047 điện thoại 713-433-4364 hoặc Elegance Flowers 281-564-2600,Cô Nguyễn Linh 832-584-5971, Cô Quảng Hạnh 281-222-5780.

Các anh chị em nghệ sĩ đặc biệt chuyển lời tri ân sâu xa đến những vị hảo tâm bảo trợ chương trình: Ông bà Trần Long, Nhà Hàng Kim Sơn, Đồng Insurance, Nancy Graham, Chợ Mama, Tiệm vàng Bảo Ngọc, Phở Danh 2, Tiệm vàng Đồng tín, Tiệm vàng Đồng Phú, Hoàng Anh Candy, Chợ Tiến Hưng, Gia đình Thái Hằng, Apple Dentist, Direct Furniture, Phở Gà Số 1, Chợ Thanh Bình, Sterling Mc Nissan, Bác sĩ Vũ Giang, Quán Ông Già Beignet, Cô Tâm Hạnh, Bác sĩ Hoàng Kim Thanh, Chợ Thắng Hưng, Tiệm vàng Minh Trí, Nhà Hàng Tao Ngộ, Gia đình Bùi Lang, Gia đình đạo hữu Nghĩa và Kim Thương, Ông Bà Viên Hạnh Nguyễn Văn Bé, Ông Bà Nguyễn Tình, Cô Hà Giang, Ông bà Chánh và Đại Dương, Ông bà David Nguyễn.

Ước mong chúng ta sẽ có một mùa Vu Lan không phải chỉ là một thông lệ hằng năm mà bằng sự cảm nhận sâu đậm trong tâm tưởng và thể hiện qua hành động.
Trụ Trì
Tỳ Kheo Giác Đẳng



.

Tin Phật Giáo - Phật Pháp là phương lương dược giúp người nghiện cai được ma túy

Phật Pháp là phương lương dược giúp người nghiện cai được ma túy

by Elizabeth Critton, The Easier, Softer Way, Aug 18, 2013

Nguyễn Văn Hoà - Việt dịch



Venice, California (Mỹ) - Cai thuốc phiện thường là một quá trình khó khăn và đau đớn. Chúng tôi đã mất đi nhiều năm để thoát khỏi mọi ý nghĩ và cảm xúc dằn vặt. Các chất ma túy tạo nên những ảo ảnh của giải pháp hoàn hảo. Chúng tôi tin rằng chúng tôi đã tìm được một tâm thái bình yên và thanh thản mà chúng tôi đang tìm kiếm.

Sau khi tỉnh táo, chúng tôi đột nhiên thoát khỏi sự mê man của các chất ma túy. Bởi vì những suy nghĩ và cảm xúc bắt đầu xuất hiện trong tâm thức của chúng tôi, chúng tôi thấy mình bị tổn hại rất nhiều. Những năm tháng nghiện ngập đã che mờ tâm trí của chúng tôi, nẩy sinh ra những suy nghĩ và cảm xúc khó chịu. Khi tâm bắt đầu tỉnh thức, những suy nghĩ và cảm xúc phát sinh và chúng tôi không có bất kỳ một trang cụ gì để hội nhập với chúng.

Phật giáo cung cấp một trang cụ hoàn hảo cho người đã cai ma túy. Tìm hiểu về giáo lý căn bản của Phật giáo, những suy luận cho hành vi của chúng ta bắt đầu có ý nghĩa hơn. Giáo lý về nhân quả khai sáng cho khả năng này. Đầu tiên, chúng ta chịu trách nhiệm về hành động của chúng ta. Nghiện ngập và hành vi mà đi cùng với nó có một nguyên nhân gốc rễ trong tâm trí của chúng ta.

Ba căn nguyên không lành mạnh, hoặc ba chất độc đặc biệt áp dụng đối với sự cai nghiện. Chất độc đầu tiên, sự ngu dốt (ngã mạn), là điều tiên quyết của hai điều kia. Với sự ngu dốt, quan điểm của chúng ta về thế giới bị bóp méo rất nhiều. Chúng ta tách biệt với thế giới bên ngoài, lúc nào cũng chỉ biết tới cái "tôi." Coi cái tôi là trên hết thì luôn luon chia rẽ. Nếu chúng ta có "cái tôi", thi tất cả mọi thứ khác trên thế giới đều là "tụi nó" hoặc " chúng nó." Sự phân chia này sẽ mở đường cho những mối tương quan khó khăn đối với những gì không phải là tôi.

Chất độc thứ hai (sân) là xu hướng chối bỏ, trốn chạy, thù hận, hoặc có những hành động hung bạo đối với những thứ khác. Nếu không có chánh niệm và sự hiểu biết, sự ác cảm thường được cho là những người khác gây ra, tình huống khác tạo ra, hoặc từ hành động, ngôn ngữ khắc nghiệt mà ra. Tuy nhiên, thực tế cho thấy sự ác cảm là do từ nội tâm; đó là những cảm xúc, suy nghĩ, hay giận hờn mà chúng ta sinh ra ác cảm, thù ghét, hoặc có thành kiến. Cảm giác thương tâm gây nên nghĩ tưởng u uất nặng nề , và phản ứng tự nhiên và vụng về của chúng ta là phản kháng lại. Đạo Phật dạy người nghiện mới tỉnh táo mà sự ác cảm không phải là bất cứ điều gì ngoại trừ những cảm giác này, và chúng ta từ bi và chánh niệm phải chấp nhận những cảm xúc như họ bình thản. Như AjahnSumedho đã nói: "Ngay bây giờ, nó là như thế này."

Bị vướng vào loại độc thứ ba không những chỉ gói ghém trong việc xử dụng các chất ma túy. Nó còn lien quan đến cả đời sống không nghiện ngập của chúng ta. Nghiện ngập và tham lam khiến chúng ta muốn mọi thứ đều phải theo một cách nhất định. Nếu chúng ta cứng nhắc đeo đuổi một ý tuởng rằng những việc này phải như thế này, chúng ta sẽ chịu nhiều đau khổ. Tương tự như vậy, chúng ta sẽ đau khổ nếu chúng ta them muốn những thứ khác với những gì chúng ta đang có. Để phục hồi trong việc nghiện ngập, them khát được thống trị và được say mê sẽ tước bỏ đi những giây phút hiện tại.

Mặc dù giáo lý Phật giáo là một giáo lý siêu tuyệt để học và tìm hiểu, nhưng không phải là con đường đúng duy nhất. Để xem những gì mà giáo pháp thực sự nói đến, chúng ta phải tự ngồi yên và tham thiền. lắng nghe một giảng sư nói về giáo Pháp là một cách tuyệt vời để tìm hiểu, nhưng phải trải qua qua kinh nghiệm bản thân thì chúng ta mới bắt đầu phát hiện ra tấm lòng của chúng ta, bỏ lại thói quen háo động ở phía sau, và phát triển để trở thành những chúng sinh có tâm thiện, có lòng từ. .

.

Tin Phật Giáo ngày 9-8-2013 - TTGiác Đẳng nói về HT Thích Minh Tâm viên tịch

Bản tin ngày 9-8-2013 - TTGiác Đẳng nói về HT Thích Minh Tâm viên tịch

Minh Hạnh chuyển biên



TT Giác Đẳng: HT Thích Minh Tâm, Chủ tịch Hội đồng Điều hành Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống nhất châu Âu đã viên tịch ở tại Phần Lan vào lúc 10 giờ 29 phút giờ Phần Lan, tức là 9 giờ 29 phút ngày hôm nay. 

HT Thích Minh Tâm sanh năm 1940 tính cho đến nay thì HT 74 tuổi. HT Thích Minh Tâm là một khuôn mặt rất nổi bậc ở trong cộng đồng Phật Giáo Việt Nam, Ngài vốn là một du học Tăng sang Nhật Bản và từ Nhật Bản Ngài sang Pháp định cư sau biến cố 1975. Thời gian đầu thì HT hợp tác với HT Nhất Hạnh, về sau này đã đứng riêng, lập cơ sở chùa Khánh Anh và từ đó cho đến nay thì HT đã đi qua rất nhiều giai đoạn lịch sử của Phật Giáo ở hải ngoại. Có thể nói rằng do công sức của HT mà nhiều ngôi chùa, tự viện Phật Giáo đã được thành lập tại Âu Châu. 

HT là vị đã thành lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu và trở thành vị Chủ Tịch trong nhiều nhiệm kỳ cho đến khi Ngài mất. HT Minh Tâm cũng là một vị được xem như là đầu tàu hay là một thành phần cốt lõi của một nhóm Phật Giáo mà chúng ta gọi là tổ chức Tăng Ni Phật Giáo Hải Ngoại và về sau này có cái sinh hoạt hàng năm được biết là sinh hoạt của nhóm Về Nguồn. 

Có thể nói rằng HT là một trong những người rất giỏi về tổ chức và có khả năng điều động rất lớn đối với Tăng Ni. Và trong thời gian mấy năm qua thì sinh hoạt của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu của HT và Văn Phòng ÌI Viện Hóa Đạo đã có sự khác biệt khi mà HT đứng ta làm tổ chức gọi là Tăng Ni Hải Ngoại và kết quả là sự ra đời của giáo chỉ số 9 của Hội Đồng Lưỡng Viện trong nước mang chữ ký của HT Huyền Quang thành lập một thành phần Văn Phòng ÌI Viện Hóa Đạo mới và từ đó đến nay thì HT không có còn hoạt động trong Văn Phòng ÌI Viện Hóa Đạo.

HT Minh Tâm sanh năm 1940, khi HT sang Phần Lan để chủ trì cho một chương trình lớp Phật Pháp Âu Châu, một chương trình tu học hàng năm, và cũng do HT đề xướng sáng lập với một số Chư Tôn Đức tại Âu Châu và năm nay thì tổ chức tại Phần Lan, trong thời gian tổ chức thì HT bị bạo bệnh và được đưa vào một bệnh viện của Phần Lan tại tỉnh Turku, tại bệnh viện này HT đã trút hơi thở cuối cùng vào đúng 9 giờ 29 phút giờ Paris hưởng thọ 74 tuổi.

Phật Giáo Việt Nam ở trong thời gian ngắn vừa qua thì quả thật có nhiều bậc Cao Tăng những bậc Danh Tăng những khuôn mặt lớn ra đi, riêng đối với trường hợp của HT Thích Minh Tâm thì sự ra đi của Ngài chắc chắn sẽ có những thay đổi lớn ở trong sự sinh hoạt của Phật Giáo ở hải ngoại, đặc biệt là tổ chức Phật Giáo Liên Âu tức là Giáo Hội Thống Nhứt Liên Âu, một tổ chức do HT và một số qúi ngài ở khắp nơi trên thế giới sáng lập nằm ngoài Văn Phòng II Viện Hóa Đạo.

Chúng ta xin nhất tâm tưởng niệm cầu nguyện cho một vị Cao Tăng vừa nằm xuống và mong rằng HT sẽ tìm thấy được những tâm nguyện trong sự tu hành bản thân của mình được thành tựu viên mãn./. .


.

Tin Phật Giáo 7-8-2013 - TTGiác Đẳng tường thuật về tình trạng Phật Giáo bị đe dọa tại những quốc gia có Hồi Giáo

Bản tin ngày 7-8-2013 - TTGiác Đẳng tường thuật về tình trạng Phật Giáo bị đe dọa tại những quốc gia có Hồi Giáo

Minh Hạnh chuyển biên



TT Giác Đẳng: Ngày hôm nay tại Indonesia có một mẩu tin nói về trường hợp một ngôi chùa của Phật Giáo có tên là Ekayana Grha Buddhist temple bị hăm dọa cho đặt bom khủng bố.

Nói một cách chung chung thì sự va chạm giữa Phật Giáo và Hồi Giáo xem ra càng lúc càng nặng thêm. Từ Tích Lan sang Miến Điện sang Thái Lan, những người Hồi giáo ở tại các quốc gia này đang tạo nên một phong trào va chạm nặng với Phật Giáo và sự trả thù của người Hồi giáo không phải chỉ đơn giản ở các quốc gia mà sự việc xảy ra mà nó lại lan tràn sang những nơi như Bangladesh, Ấn Độ Bồ Đề Đạo Tràng và ở tại Jakarta.

Đã từ lâu rồi trong cộng đồng Phật Giáo cố gắng để giữ một tư thế rất ôn hoà làm thế nào để tránh sự va chạm xô sát giữa Phật Giáo và các tín ngưỡng khác đặc biệt là với Hồi giáo. Nhưng bên cạnh tính cách tự nhiên của sự việc nó còn có một điều là có những thế lực chi phối để nhằm tạo cái hố một ngày một lớn thêm.

Hiện nay thì tình trạng càng lúc càng tệ hại, người ta không biết được ở trong mươi năm nữa sự việc ra sao nhưng mà rõ ràng những khủng khoảng giữa Phật Giáo đối với Hồi giáo ở miền Nam Thái Lan, ở miền Bắc của Miến Điện và ở miền Trung của Tích Lan đã kéo theo những hệ lụy mà cho đến giờ này chưa ai tìm ra một giải pháp gì để khả dĩ có thể giúp xoa dịu sự việc.

Những người Hồi giáo ở tại các quốc gia này thường mang một sự cổ súy đó là ly khai, họ muốn có một vùng đất riêng của người Hồi giáo và ở trong vùng đất riêng đó họ muốn tách rời ra khỏi lãnh thổ hiện có của quốc gia này một điều mà toàn thể dân chúng không theo Hồi giáo không thể chấp nhận được ./. .

Tin tức Phật Giáo - Tôn Giáo tại Hàn Quốc trong tương lai

Tôn Giáo tại Hàn Quốc trong tương lai

Theo John Power
Thiên Ân - Việt dịch



Niềm tin vào tôn giáo tại Hàn Quốc đa dạng và đã có từ xưa. Với chiều dài lịch sử 5000 năm, Vu Thuật là hệ thống tín ngưỡng lâu đời nhất trên bán đảo

Phật Giáo được truyền từ Trung Quốc vào thế kỷ thứ tư đã nhận được sự ủng hộ của các nhà lãnh đạo Tam Quốc và tiếp đó là thời kỳ Goryeo. Không phải tôn giáo nào cũng là triết học, Nho Giáo đã trở thành chuẩn mực đạo đức vào thời Joseon, mà phần lớn cố sức đàn áp Phật Giáo. Đặc biệt, vào giữa thế kỷ 20, Cơ Đốc Giáo phát triển mạnh và gây ảnh hưởng lâu dài tại xứ sở Kim Chi

Theo những cuộc khảo sát gần đây cho thấy khoảng 50% người dân Hàn Quốc hiện nay có đời sống tín ngưỡng, mà tín đồ của Cơ Đốc Giáo chiếm gần 30% dân số. Tỷ lệ giữa Thiên Chúa Giáo và Tin Lành khoảng 2-1 nghiêng về Tin Lành, mà phần đông thuộc phái Phúc Âm.

Phái Phúc Âm được truyền vào Hàn Quốc vào những năm 1880 và đã lan rộng khắp bán đảo, đặc biệt ở phía Nam,” Timonthy S.Lee, phó giáo sư về lịch sử Cơ Đốc Giáo tại Trường Đại Học Cơ Đốc Giáo Texas phát biểu.

“Thuyết Phúc Âm mang tính hiện đại đến những người dân Hàn Quốc, đặc biệt trong những lĩnh vực y tế và giáo dục. Nó mang đời sống tôn giáo khả thi đến những người dân Hàn cho rằng những tôn giáo truyền thống như Phật Giáo và Nho Giáo không còn được ca tụng. Nó như một bức tường ý thức hệ chống lại chủ nghĩa thực dân Nhật Bản.”

Dù cho tôn giáo nào đang được yêu thích ở đây, Hàn Quốc có nhiều nhà truyền giáo Cơ Đốc Giáo hơn cả các nước khác trừ Mỹ - nhưng đồng thời cũng là một trong những nơi có nhiều người vô đạo nhất trên thế giới. Theo một cuộc thăm dò ý kiến được Ireland phát hành năm ngoài – dựa trên Red C, Hàn Quốc chiếm tỷ lệ người vô đạo đứng thứ 5 trên thế giới, trong đó 15% dân số “tự nhận” mình vô đạo. Cũng cuộc khảo sát trên cho thấy tín ngưỡng tôn giáo giảm đi ở các nước phát triển, tín ngưỡng tôn giáo và sự phát triển kinh tế tỷ lệ nghịch với nhau.

Tuy nhiên, các học giả về tôn giáo như Lee lại cho rằng tôn giáo luôn có chỗ đứng trong cuộc sống của người dân, dù nền kinh tế có phát triển hay không.

“Nếu mọi người cho rằng nhân loại là con người tôn giáo và xã hội là phần vốn có của con người tôn giáo như tôi, thì sẽ luôn có một tổ chức tôn giáo nào đó hiện hữu trong nhân loại,” phát biểu bởi Lee, người chỉ ra rằng tín ngưỡng tôn giáo thực ra đang tăng lên tại Hàn Quốc giữa năm 1995 và 2005, theo điều tra dân số quốc gia

“Trong 500 năm tới, tôn giáo đó có thể hoặc có thể không là Cơ Đốc Giáo tại Hàn Quốc, nhưng sẽ luôn tồn tại một tôn giáo nào đó. Và tại sao không phải là Cơ Đốc Giáo? Dù sao thì, Phật Giáo đã ở Hàn Quốc hơn 1600 năm – và vẫn phát triển mạnh

Kim Sung-chul, giáo sư Phật học nghiên cứu tại trường Đại Học Dongguk nói rằng mong muốn cơ bản của nhân loại về sự bình yên trong tâm hồn nghĩa là Phật Giáo và các tôn giáo khác sẽ tồn tại ở Hàn Quốc.

“Tôi sẽ nói theo cách này: Dù khoa học tiếp tục phát triển, con người vẫn không thay đổi,” Kim phát biểu. “ Họ bị trói buộc, ngăn cản, vô minh, lo sợ và cũng trong lúc đó cuộc sống của họ được an bài giống nhau, họ ăn, uống, biểu lộ khao khát nhục dục, và mất đi với sự tín ngưỡng . Phật Giáo cũng như những tôn giáo khác sẽ không bao giờ biến mất, bởi đây là phương thuốc giảm đi sự lo âu ở con người cũng như giảm đi sự lo sợ đối với cái chết.

Nền tảng đạo đức

Theo giáo sư Kim, Phật Giáo đã tác động sâu sắc đến việc hình thành nền tảng đạo đức quốc gia.

“Trước đây, tôn giáo kiểm soát xã hội loài người, nhân loại sống với quy tắc “kẻ mạnh thì sống, kẻ yếu thì chết.” Tuy nhiên, con người học được “Ác giả ác báo, thiện giả thiện lai”… và sự bình yên trong tâm hồn từ Phật Giáo. Phong trào bất bạo động vào ngày 1 tháng 3 tại Hàn Quốc đã minh chứng thái độ phi bạo lực của Phật Tử chính là tâm điểm trong suy nghĩ và hành động của người dân Hàn.

Trong khi Cơ Đốc Giáo được xem là phát triển mạnh vào những năm 1990 và những năm 2000, tại Hàn Quốc xuất hiện một tôn giáo mới đến từ một nơi rất nhỏ bé, thậm chí phát triển nhanh hơn Cơ Đốc Giáo vào thời điểm đó. Hồi Giáo tuy nhỏ nhưng có một vị thế đáng kể trong cả nước, phần lớn do hệ quả của việc nhập cư từ Pakistan và Bangladesh. Theo Liên Đoàn Hồi Giáo Hàn Quốc, có khoảng 130,000 người Hồi trên đất nước vào năm 2009.

Park Dong-shin, nhà điều hành Hồi Giáo trong cộng đồng Facebook tại Hàn quốc, với khoảng 30,000 tín đồ Hồi Giáo nói rằng Hồi Giáo có tiềm năng lớn trong việc phát triển tại Hàn Quốc

Park phát biểu: “Sự trỗi dậy của Hồi Giáo là một xu hướng toàn cầu,” Park rời bỏ Cơ Đốc Giáo ở độ tuổi 20 sau khi cảm thấy bất mãn với sự tham nhũng của các nhà thờ quanh ông.

“Lý do là vì trên thực tế tồn tại văn bản gốc, giáo lý rõ ràng với lời dạy đúng sự thật, hiển nhiên và thực tiễn. Số lượng người theo đạo Hồi đang tăng lên tại Hàn Quốc cũng như xu hướng toàn cầu cho thấy sự tăng trưởng nhất định, tôi có thể nói chắc chắn rằng xu hướng này sẽ tiếp tục tăng mạnh.

Sự phát triển của Hồi Giáo không chỉ là điều hiển nhiên với Park, mà nó còn là chìa khóa để khôi phục lại những điều ông xem rằng mang tính đạo đức hơn của Hàn Quốc trong quá khứ.

Park phát biểu: “Hàn Quốc và Hồi Giáo có truyền thống giống nhau. Như là: yêu quý láng giềng và kính trọng cha mẹ. Do đó, nếu Hàn Quốc chấp nhận Hồi Giáo, Hàn Quốc sẽ được giải phóng khỏi phương Tây và Chủ nghĩa Tư Bản, cũng như sự gia tăng tội phạm và tự sát do khoảng cách giàu nghèo. Có thể Hàn Quốc một lần nữa sẽ trở thành một quốc gia Đông phương lịch thiệp, một quốc gia tìm kiếm hòa bình và sự tốt đẹp. Các tôn giáo khác không thích hợp với bản chất của Hàn Quốc, Cơ Đốc Giáo hiện nay phân chia thành nhiều loại và thủng đoạn do tham nhũng. Các nhà thờ lớn thậm chí còn theo kiểu cha truyền con nối.

Tuy nhiên tổ chức tôn giáo không phải là cách biểu hiện duy nhất của tâm linh.

Kim Hwansoo Ilmee, trợ lý giáo sư Viện Tôn Giáo và Nghiên Cứu Châu Á và Trung Đông tại Đại Học Duke ở Bắc Carolina, nhìn thấy nguyện vọng nuôi dưỡng tâm linh của người dân ngay cả khi các tổ chức nhà thờ bị suy yếu.

“Câu hỏi bạn thuộc tôn giáo nào, hay tôn giáo của bạn là gì, không hề tồn tại đến cuối thế kỷ 19,” Kim nói. “Ngay cả việc tính toán số lượng người có tôn giáo cũng là một hiện tượng mới. Dù cho có thể bạn thấy số lượng người có liên quan đến tôn giáo giảm đi… Theo tôi những người tin vào tâm linh sẽ không giảm. Các bạn sẽ thực hành tâm linh nhiều hơn mà không cần gắn kết với tôn giáo.

Theo John Power
Phóng viên thực tập Bae Soo-min và Lee Sang-ju đóng góp cho báo cáo này. .

.

Ngày 9-7-2013 - TT Giác Đẳng tường thuật về chùa Đại Giác tại Bồ Đề Đạo Tràng bị đặt bom

Bản tin Phật Giáo, ngày 9-7-2013 - TT Giác Đẳng tường thuật về chùa Đại Giác tại Bồ Đề Đạo Tràng bị đặt bom

Minh Hạnh chuyển biên



TT Giác Đẳng:Hôm nay chúng tôi sẽ nói về sự việc chùa Đại Giác - Mahabodhi tại Bồ Đề Đạo Tràng, Thánh tích nơi Thế Tôn thành đạo bị đặt bom ngày hôm qua và hôm nay thì theo những bản tin mà chúng ta được biết là những viên chức chánh phủ đã bắt giữ ba người đàn ông và một người đàn bà liên quan đến sự việc này.

Hiện nay thì người ta vẫn chưa khẳng định tội danh của những người này nhưng chánh phủ đã tuyên bố cảnh sát cho biết rằng đã có một số dấu hiệu chứng minh cho thấy rằng bốn người này có liên quan đến sự việc.

Theo bản tin của Hindustan Times thì ngay sau khi ngôi chùa đã được cảnh sát lục soát kỹ lưỡng bảo đảm không có bom nổ thì chùa đã mở cửa lại bình thường và có hơn bốn ngàn Phật tử ở trong đó có rất đông đảo các Chư Tăng của các ngôi chùa đã vào trong Thánh Địa để tụng kinh lễ bái và cầu nguyện. Xem như là một con số rất lớn vào thời điểm này bởi vì đây là thời điểm khách hành hương đến ít chứ không đông đảo như mùa hành hương.

Riêng về một bản tin khác từ Bihar thì nhà cầm quyền của tỉnh bang Bihar cho biết rằng những người này họ tương đối là quen thuộc đối với hệ thống quay video tức là hệ thống thâu hình an ninh ở tại Thánh Địa Bồ Đề Đạo Tràng, chung quanh Thánh Địa đã gắng những máy quay video để theo dõi thường xuyên nhưng không có một máy nào cho đến nay cho thấy cung cấp những dữ kiện đáng chú ý mặc dầu một viên chức chính phủ khác đã cho biết rằng họ chưa thể công bố là họ đã thấy gì từ những băng thâu hình liên quan đến sự việc.

Nói tóm lại thì sự việc này vẫn còn đang là sự việc được theo dõi kỹ và ngày hôm nay sẽ có năm viên chức chính quyền cao cấp từ New Delhi và từ Patna xuống để trực tiếp thăm viếng và để tìm hiểu sự việc, chính quyền Ấn Độ đang thực sự quan tâm đến vấn đề này vì đây là lần đầu tiên đối diện với sự việc như vậy liên quan đến một Thánh Địa quan trọng nhất của Phật Giáo./, .

Ngày 8-7-2013 - TT Giác Đẳng tường thuật về chùa Đại Giác tại Bồ Đề Đạo Tràng bị đặt bom

Bản tin Phật Giáo, ngày 8-7-2013 - TT Giác Đẳng tường thuật về chùa Đại Giác tại Bồ Đề Đạo Tràng bị đặt bom

Minh Hạnh chuyển biên



TT Giác Đẳng:Ngày hôm qua là một ngày rất đáng buồn cho Phật tử trên toàn thế giới khi mà Thánh Địa Bồ Đề Đạo Tràng nơi Đức Phật thành đạo đã bị những người khủng bố đặt bom.

Ban đầu thì người ta đã tìm ra 9 quả bom được đặt chưa phát nổ và sáng hôm nay thì người ta cho biết con số đã lên tới 13 quả bom. Những quả bom này thì 2 quả bom khi phát nổ đã làm hai vị Tăng sĩ một người tu sĩ Miến Điện và một người tu sĩ Tây Tạng bị thương.

Thật ra thì tổn thất của việc nổ bom này không lớn, chỉ làm hư hại một cánh cửa. Tuy vậy sự việc cho nổ quả bom ở tại Thánh Địa Bồ Đề Đạo Tràng đã là một ở trong những điều gây ra ảnh hưởng về tinh thần rất lớn cho Phật giáo trên khắp thế giới, bởi vì vào mùa hành hương thì tương đối vấn đề an ninh thì kỹ lưỡng ở tại Thánh Địa, nhưng vào những thời điểm như vào mùa hè thì rất ít người hành hương đến Ấn Độ và do vậy việc an ninh trở nên lỏng lẻo.

Cho đến nay thì chưa có ai tự nhận là mình chịu trách nhiệm về việc đặt bom này, nhưng mà trong cơ quan tình báo của Ấn Độ thì đã có cảnh báo rằng tổ chức Hồi giáo cực đoan ở Ấn Độ đã nói rằng họ sẽ trả thù Phật Giáo khi mà những người Miến Điện xua đuổi những người Hồi giáo tại Miến Điện. Chúng ta biết rằng ở tại vùng biên giới của Bangladesh Miến Điện một số những người Hồi giáo đã chạy sang Miến Điện và những người Hồi giáo này đã không được chấp nhận bởi người Miến Điện, do vậy đã tạo nên những va chạm trong nhiều năm vừa qua.

Theo cơ quan công quyền ở Ấn Độ cho biết thì ngay cả sự việc bom đặt tại Thánh Địa Bồ Đề Đạo Tràng cũng là một điều mà cơ quan tình báo của Ấn Độ đã cảnh báo trước đây vì đó là nơi tập trung rất nhiều Phật tử.

Hiện nay có hơn 40 ngôi chùa Phật Giáo thế giới đang xây cất ở chung quanh Thánh Địa này một tầm cỡ quy mô và nhiều nhân vật nổi tiếng như các vị nguyên thủ quốc gia ngay cả Đức Dalai Lama cũng thường đến chiêm bái vào mùa hành hương. Mùa hành hương ở tại Bồ Đề Đạo Tràng từ tháng 9 cho đến tháng 3 và năm nay chắc chắn khác hơn mọi năm vì sẽ có ba điều mà người ta tiên đoán.

Thứ nhất là vấn đề an ninh sẽ chặt chẽ hơn, và do vấn đề an ninh chặt chẽ sẽ kéo thêm một điều là những người vào hành hương sẽ phải chờ đời lâu hơn. Những năm mà chúng tôi sang Ấn Độ hành hương có đôi lúc trong một ngày có cả vài ba ngàn người đến để lễ bái và nếu để rà soát kỹ lưỡng những người vào hành hương với số lượng như vậy sẽ chiếm rất nhiều thì giờ và điều thứ ba chúng ta có thể nói rằng bởi vì việc đặt bom này cũng có thể sẽ làm nản lòng hay có sự lo sợ của một số người đi hành hương và do vậy con số khách đi hành hương sẽ xuống.

Đây không phải là lần đầu tiên mà những người cực đoan tấn công những di tích thiêng liêng Phật Giáo, trước đây những người Tamil cũng đã từng đặt bom ở Thánh Địa Kandy nơi thờ xá lợi Phật nha (răng) của Đức Phật, và sự việc chỉ nổ ở bên ngoài không ảnh hưởng đến bên trong.

Thật ra thì theo các viên chức an ninh những Thánh Địa của Phật Giáo ở tại Ấn Độ tương đối an ninh hơi lỏng lẻo trong thời gian qua bởi vì rất ít trường hợp những Thánh Địa này bị tấn công bằng bom bởi những người khủng bố và có thể nói rằng đây là lần đầu tiên. Cũng từ các viên chức an ninh cho biết là những cái bom được đặt trong Thánh Địa được làm một cách thô sơ bằng những dụng cụ ở trong đó bằng một bình gas có những mảnh chai và ngòi nổ được dùng những time rất là thô sơ ở bên ngoài. Người ta cũng hy vọng rằng đây chỉ là một ở trong những cố gắng của những tổ chức cực đoan nhưng còn ở trong giai đoạn phôi thai nhất. Ấn Độ là một quốc gia tỷ lệ dân số theo Hồi giáo đông hơn cả Pakistan. Và xưa nay những người Hồi giáo tại Ấn Độ tương đối là ôn hoà họ không có nhiều phần tử cực đoan và chính phủ Ấn Độ đang lo ngại là càng ngày càng có những người Hồi giáo bị lôi kéo vào những phong trào đấu tranh cực đoan bằng cách làm bom khủng bố, ở trong mấy năm qua Ấn Độ đã liên tục là nạn nhân của nhiều vụ khủng bố của Hồi giáo, xem ra việc đương đầu với những người Hồi giáo khủng bố đang ngày trở thành gánh nặng cho người Ấn Độ và hôm nay cho cả cộng đồng Phật Giáo thế giới khi nghĩ đến việc về chiêm bái những Thánh Địa./. .

Ngày 4-7-2013 - Mâu thuẫn về danh nghĩa của Phật Giáo

Mâu thuẫn về danh nghĩa của Phật Giáo

by Nik Martin, Deutsche Well, July 4, 2013
Thiên Ân - Việt dịch



Bangkok, Thái Lan – “Bộ mặt khủng bố Phật Giáo” trên số mới nhất của Tạp Chí Thời Báo đã bị cấm ở Miến Điện và Tích Lan vì lo ngại rằng nó có thể khuấy động thêm hận thù tôn giáo. Bạo lực gây ra bởi những đám đông Phật Tử nổi giận đã khiến dân tộc thiểu số Hồi Giáo ở hai nước đổ máu hơn mười tám tháng qua.

Tại Miến Điện, hai thời kỳ của khủng bố vào năm 2012 trên toàn bang Rakhine đã khiến gần 200 người Hồi Giáo Rohingya thiệt mạng và hàng trăm ngàn người rời bỏ nhà cửa. Các tổ chức Nhân Quyền nói rằng sự thù địch nổi lên đối với người Rohingya bởi những nhà lãnh đạo địa phương và đã có vài nhà sư tham gia vào cơn bạo loạn.

Bạo lực đã lan tới trung tâm thành phố của Meikhtila vào tháng Ba năm nay khiến 42 người thiệt mạng. Những cuộc công kích vào người Hồi Giáo cho đến nay vẫn tiếp tục ở một số khu vực, một phần vì những bài thuyết giảng của nhà lãnh đạo tinh thần Ashin Wirathu – trọng tâm của đề tài đăng trên tạp chí Thời Báo.

Wirathu, mô tả bản thân ông là “Bin Laden của Miến Điện”, đã dùng những bài phát biểu trên truyền thông xã hội để truyền bá thông điệp của phong trào “969” – một nhóm chủ nghĩa dân tộc cực đoan mà một hãng truyền thông gọi là “Tân Quốc Xã Miến Điện”

Một trong những chiến dịch của họ là yêu cầu Phật Tử địa phương trưng bày những miếng dán và áp phích 969 trên cửa sổ của các cửa hiệu, nhà cửa và trên các phương tiện giao thông công cộng. Ba chữ số này thậm chí còn được phun sơn lên những tàn tích của các cửa hiệu Hồi Giáo sau vụ hỏa hoạn. Wirathu cũng kêu gọi tẩy chay các doanh nghiệp Hồi Giáo còn tồn tại và thu hẹp những cuộc hôn nhân giữa các tôn giáo.

Kế thừa của chính quyền

Nhiều nhà bình luận đặt câu hỏi rằng tại sao một tôn giáo nghiêm cấm bạo lực lại có thể dễ dàng khuấy động hận thù như vậy. Nhiều người nghĩ rằng quá khứ gần đây của Miến Điện trong gần năm thập kỷ dưới chế độ độc tài quân sự đóng một vai trò quan trọng.

“ Người dân không được nhà nước bảo vệ, dưới chính quyền quân sự, thực tế nhà nước là mối đe dọa,” trích lời Debbie Stothard từ tổ chức nhân quyền ALTSEAN. “Bản sắc tôn giáo và dân tộc của bạn trở thành nguồn bảo vệ và bản sắc đó vẫn còn rất quan trọng.”

Stothard nói với DW rằng ý nghĩa của tình đoàn kết giải thích tại sao tôn giáo chiếm ưu thế tại Miến Điện đã trở thành điểm khởi đầu cho việc tạo ra một phong trào dân tộc cực đao chồng lại người Hồi Giáo chiếm bốn phần trăm dân số. Hận thù lan rộng

Tích Lan, một quốc gia Phật Giáo khác, đã nhìn thấy một số tu sĩ Phật Giáo tán thành hận thù tôn giáo. Vào tháng Tư năm ngoái, một số đã tham gia cuộc tấn công nhà thờ Hồi Giáo vì cho rằng nó được xây dựng trên đất Phật linh thiêng. Trước đó, một nhà sư đã lãnh đạo đám đông phá hủy một đền thờ Hồi Giáo gần đó .

“Chúng tôi lo sợ sự giận dữ bùng nổ và thông thường thì do người làm chính trị ở phía sau chỉ đạo,” phát biểu bởi Ajarn Sulak Sivaraksa, một trong những sáng lập viên của Mạng lưới quốc tế Bangkok của Phật Tử (INEB).

Tại Tích Lan, một nhóm Phật Tử cực đoan (Bodu Bala Sena) được sự hỗ trợ của Bộ Trưởng Quốc Phòng Gotabhaya Rajapaksa, em trai của Tổng Thống Mahinda Rajapaksa. Tại Miến Điện, một trong những nhân vật chủ chốt truyền bá thù hận trên phương tiện truyền thông xã hội là một chỉ huy trong văn phòng Tổng Thống, có biệt danh là Hmuu Zaw.

Tại Thái Lan, Phật Giáo cũng được sử dụng để tiến hành bạo lực chống lại Hồi Giáo. Quân đội đã chống lại một cuộc nổi dậy của Hồi Giáo ly khai ở ba tiểu bang phía Nam trong thập kỷ qua, khi có báo cáo rằng họ đã sử dụng đền chùa Phật Giáo để lưu trữ vũ khí và đạn dược. Các ngôi chùa thậm chí còn được sử dụng để chất vấn phiến quân, theo học giả Hoa Kỳ Michael Jerryson.

Mặc dù người Hồi Giáo chiếm đa số tại miền Nam Thái Lan khiến Phật Tử bị thiệt thòi, nhiều học giả cảm thấy khó chịu khi các cơ sở Phật Giáo được sử dụng cho mục đích quân sự. “Tôi không thích ý tưởng này chút nào,” giáo sư Suwanna Satha-Anand ở bộ môn Triết học Phật Giáo của Đại Học Chulalongkorn tại Bangkok phát biểu.

Giáo Sư Satha-Anand nói rằng nhà sư Miến Điện Wirathu không phải là một Phật tử được kính trọng đầu tiên truyền bá bài diễn văn thù hận. Chúng ta có thể tìm thấy một ví dụ khác xảy ra vào những năm 1970 khi nỗi lo sợ về chủ nghĩa Cộng Sản lan rộng ở Đông Nam Á.

“Ở thời điểm đặc biệt, một nhà sư nổi tiếng khi được phỏng vấn đã phát biểu rằng giết người Cộng Sản không phải là một tội lỗi. Dường như khi Thái Lan đối diện với thời điểm khủng hoảng, Phật Giáo được mang ra để biện minh cho một số loại bạo lực,” ông phát biểu.

Chứng hoang tưởng lan rộng

Tại Miến Điện, thù hận khiến những cộng đồng Hồi Giáo bị hoang tưởng, nó cũng khiến cho những Phật Tử ôn hòa cảm thấy lo sợ. “Chúng tôi thấy những người Phật Tử ôn hòa bị người theo chủ nghĩa dân tộc Rakhine giết hại đơn giản chỉ vì những người này bán gạo hoặc cung cấp những dịch vụ nhân đạo cho người Rohingya,” Stothard phát biểu. “Tại một số cộng đồng, những Phật Tử ôn hòa lo sợ phong trào cực đoan 969 hơn cả người Hồi Giáo nói chúng,” bà nói thêm.

Giáo sư Satha-Anand cho rằng Phật Giáo cần giữ “khoảng cách vừa phải” với chính quyền. Bà lo ngại rằng sự can thiệp của tôn giáo hiện nay trong khu vực sẽ làm ảnh hưởng đến quan điểm của thế giới đối với Phật Giáo.

“Tôi muốn biết đa số Phật Tử, những người theo chủ nghĩa hòa bình sẽ đáp lại điều này như thế nào? Họ nên bước ra và nói điều gì đó. Nếu không mọi người sẽ nghĩ cuộc bạo lực này đại diện cho Phật Giáo, mà sự thật thì không phải thế." .

.

ngày 30-5-2013 - TT Giác Đẳng nói về chương trình đại lễ Vesak tại chùa Pháp Luân

Bản tin Phật Giáo, ngày 30-5-2013 - TT Giác Đẳng nói về chương trình đại lễ Vesak tại chùa Pháp Luân

Minh Hạnh chuyển biên



TT Giác Đẳng: 1. - Năm nay, đại lễ Khánh Đản Vesak, mừng sự ra đời của Đức Phật, chùa Pháp Luân sẽ tổ chức khác hơn hàng năm. Lễ nào cũng vậy, chúng tôi thường thấy rằng chúng ta dành nhiều thì giờ cho những phần diễn văn nhưng lần này thì nhân dịp lễ khánh thành vườn Phật cảnh chúng ta sẽ tổ chức đại lễ Khánh Đản khác hơn mọi năm trên phương diện hình thức cũng như nội dung. Trước nhất, chùa thực hiện xong vườn Phật cảnh trong tuần này, đó là một khu vườn mà chúng tôi tìm cách để tạo ra không khí thiền vị, có hoa có cảnh có núi có nước và đặc biệt về cuộc đời của Đức Phật sẽ được minh họa qua 5 Phật cảnh khác nhau; Phật cảnh Đản Sinh mô tả cảnh đẹp trong vườn Lâm Tỳ Ni có tánh cách vương giả một chút, trong khi đó Phật cảnh khổ hạnh thì tại Phật cảnh này nằm trong một hòn giả sơn tương đối là cảnh trí khúc khửu khó khăn gay go, và cảnh trí Phật thành đạo thì sự bừng sáng rực rỡ, cảnh trí Chuyển Pháp Luân là cảnh trí như là những đóa hoa nở ở giữa vườn hoa chánh pháp và sau cùng là Phật cảnh Niết-bàn mang hình ảnh trầm hùng nói lên một sự hoàn tất ngôi nhà đạo nghiệp.

Với khu vườn Phật cảnh được thực hiện trong thời gian qua, thì thật ra đây cũng là một ở trong những tâm nguyện ý muốn của Ngài HT Hộ Giác. Sau khi Ngài đã ra đi thì chúng tôi muốn cố gắng làm tất cả những gì mà lúc sinh thời Ngài HT mong mỏi. Phật cảnh này phải làm sao thực hiện hoàn tất tại vì trong thời gian qua chùa có rất nhiều những công trình khác như là xây tháp và nhà kỷ niện Ngài HT.

Riêng về nội dung của lễ Phật Đản, năm nay không có diễn văn và không có những diễn giả mà chúng ta sẽ thực hiện Phật cảnh bằng cách là có bài đọc bằng tiếng Anh và tiếng Việt (song ngữ), cô Ngọc Đan Thanh sẽ đọc tiếng Việt, cô Ỷ Lan sẽ đọc tiếng Anh, đọc từng đoạn về cuộc đời của Đức Phật như giai đoạn Đản Sinh, phần khổ hạnh, phần thành đaọ, và Niết-bàn. Sau khi đọc hai thứ tiếng Anh và tiếng Việt thì Chư Phật tử sẽ có một bài tụng kệ Phật Sử liên quan đến đoạn chúng ta vừa đọc và sau bài tụng kệ Phật Sử thì Chư Tăng sẽ có một thời kinh ngắn bằng Phạn ngữ để hồi hướng Chư Thiên và niệm lòng từ rồi chúng ta trở lại, thì đại chúng sẽ vân tập ở phía sau nhà đa dụng của chùa sắp thành hàng bốn để tuần tự tất cả mọi người sẽ được đi qua các Phật cảnh, trước khi đi thì tại các bàn đã được sắp xếp thì qúi Phật tử sẽ có một bouquet hoa ở trong đó có năm nhánh hoa có hương có đăng để mỗi người có thể tự tay đến cúng dường Phật cảnh từng phần một, mọi người sẽ đi trong sự yên lặng để nghe lời đọc pháp ngữ về Đản Sanh, pháp ngữ khổ hạnh, pháp ngữ thành đạo, pháp ngữ Chuyển Pháp Luân, pháp ngữ Niết-bàn, và mọi người sẽ tụng kệ Phật sử theo từng phần một và nghe kinh Phạn ngữ trong từng phần một.

Lý do chúng tôi tổ chức như vậy là chúng tôi có cảm nhận hầu như trong những buổi ngày lễ Phật Đản nói chung là lễ Vesak ở khắp nơi trên thế giới chúng ta hơi rộn ràng nhiều về hình thức và nhất là những bài diễn văn, tâm tư của chúng ta để trầm lắng để chiêm nghiệm thì chúng ta có rất ít. Nếu trong ngày kỷ niệm Đức Phật ra đời mà chúng ta có những giây phút rất yên lặng để lắng nghe, rất yên lặng để cảm nhận, rất yên lặng để đem Phật vào lòng thì chúng tôi tin rằng đó là một điều rất là đẹp để chúng ta cử hành lễ kỷ niệm sự ra đời của Đức Từ Phụ.

2. - Năm nay Giáo Hội phát cho Văn Phòng II làm công việc tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm HT Quảng Đức vì Pháp thiêu thân. Ngọn đuốc mà HT thắp lên không phải chỉ chấn động tâm tư của nhiều người trên thế giới mà ngọn đuốc đó đã ảnh hưởng thắp sáng rất là nhiều ở trong hướng đi dấn thân của Phật Giáo Việt Nam và tiêu biểu qua hành hoạt của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. 

Đầu năm 1964 viện Hóa Đạo Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất lúc bấy giờ sau khi bản hiến chương mới ra đời thì đã thực hiện một cuốn phim tựa đề là "Vì Pháp Thiêu Thân" bây giờ cuốn phim này đã chuyển sang DVD, cuốn phim nói về hình ảnh của biến cố HT Quảng Đức vì pháp thiêu thân và có lẽ là rất ít chư Phật tử và kể cả Chư Tăng thành viên Giáo Hội đã xem cuốn phim này và trong dịp hạn hữu năm nay thì cuốn phim được chuyển sang digital và cuốn phim đó sẽ được trình chiếu tại chùa Pháp Luân. Sau khi cuốn phim được trình chiếu thì phòng thông tin sẽ có lời dẫn giải những chi tiết liên quan đến biến cố này và đặc biệt sau khi cuốn phim và phần giới thiệu được thực hiện xong thì sẽ có lời phát biểu của các vị Tổng Vụ Trưởng tức là những thành viên cốt cán đang phụ trách công việc điều hành Phật sự của Giáo Hội Văn Phòng ÌI, tuần tự Chư Tôn Đức sẽ phát biểu cảm tưởng nhất là nói lên ảnh hưởng của ngọn đuốc mà HT Thích Quảng Đức đã thắp sáng đối với những thế hệ tiếp nối ở trong vai trò phục sự Phật Giáo và dân tộc.

3. - Sau chương trình lễ kỷ niệm sẽ kết thúc đại lễ năm nay ở tại chùa và vài tiếng sau đó lúc 5 giờ chiều tại nhà hàng Kim Sơn, như qúi vị thấy rằng hiện nay ở Việt Nam công luận thế giới đặc biệt lưu ý đến những tiếng nói của những người yêu quê hương yêu dân tộc thậm chí có những người lên tiếng phản đối việc xâm lăng một cách trắng trợn của Trung quốc đối với lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam và cũng bị bắt bớ tù đày, và có lẽ một trong tiếng nói rất quan trọng mà chúng ta gọi "những công dân mạng" ngày hôm nay chúng ta muốn chỉ những người bloger họ đã mượn những phương tiện làm blog để nói lên quan điểm của mình, họ tìm ra một phương tiện mới, một cảnh giới mới để nói lên tinh thần yêu quê hương yêu nòi giống nhưng mà rồi họ bị đàn áp mà sự đàn áp bằng những bản án rất là khốc liệt. Thì một vị dân biểu Âu Châu và một thành viên của Freedom House của quốc hội Hoa Kỳ sẽ có mặt ở trong buổi hội thảo để chia sẻ điều đó bên cạnh sự trình bày của Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế.

Nên chi, chúng tôi gửi thông báo này đến Phật tử xa gần, chúng tôi đặc biệt là biết rằng có nhiều vị ở xa không về dự lễ được thì qúi vị có thể theo dõi về sau này hay là có điều kiện thì xin mời qúi vị cùng về để trong ngày đại lễ Vesak Khánh Đản chúng ta cùng nhau cảm niệm về sự ra đời vĩ đại của Đức Phật và trong tâm tư trầm lắng đó thì chúng ta lại nghĩ đến một sự hy hiến một người con Phật đó là HT Quảng Đức đã thắp sáng lên một ngọn đuốc và đã ảnh hưởng lớn đến công luận quốc tế và nhiều thế hệ kế tiếp và sau cùng chúng ta trở lại vấn đề thực trạng trước mắt là chúng ta nên làm gì, có thể làm được gì cho quê hương và dân tộc ở trong giai đoạn này, điều đó là ba phần của đại lễ vào ngày 9-6 tới đây. .


Ngày 9-5-2013 - TT Giác Đẳng tường thuật về chuyến viếng thăm chùa Vạn Phật Thánh Thành của Phật tử chùa Pháp Luân

Bản tin Phật Giáo, ngày 9-5-2013 - TT Giác Đẳng tường thuật về chuyến viếng thăm chùa Vạn Phật Thánh Thành của Phật tử chùa Pháp Luân

Minh Hạnh chuyển biên



TT Giác Đẳng: Cuối tuần này tại thành phố San Jose, California tại chùa Bảo Phước sẽ tổ chức lễ Phật Đản và đặc biệt có kèm theo hai chương trình khác là đại hội cư sĩ của GHPGVNTN Hải Ngoại tại Hoa Kỳ đồng thời cũng là lễ khánh thành ngôi chánh điện chùa Bảo Phước. TT. Viên Dung là Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Cư Sĩ của GHPGVNTN Hải Ngoại tại Hoa Kỳ và cũng là vị chánh đại diện của miền Liễu Quán. Trong chương trình lễ cuối tuần này sẽ kéo dài 3 ngày thứ Sáu, thứ Bảy và Chủ Nhật, điểm đặc biệt của ngày thứ Sáu là Đàn Chuẩn Tế và hai điểm mấu chốt cho ngày thứ Bảy là lễ an vị Phật vào buổi sáng và buổi trưa, buổi chiều là hội thảo của đại hội cư sĩ và ngày Chủ Nhật là ngày đại lễ Phật Đản.

Tại miền bắc California có một số các đơn vị cơ sở của Giáo Hội ở trong đó có chùa Pháp Hoa hay là đạo tràng Pháp Hoa của HT Trí Lãng, Ngài là Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Xã Hội, chùa của Sư Bà Nguyên Thanh là chùa An Lạc, Sư Bà là Tổng Thủ Qũy của Giáo Hội, và chùa Đại Nhật Như Lai của TT Thông Đạt, Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Kiến Thiết bên cạnh ngôi chùa Bảo Phước. Miền Bắc California được xem như là một ở trong những địa bàn hoạt động rất là quan trọng của Phật Giáo hải ngoại nói chung và GHPGVNTN Hải Ngoại Hoa Kỳ nói riêng . Năm nay khi mà về chùa Bảo Phước cũng như là có dịp để tiếp xúc với Phật tử địa phương thì chúng tôi có thể đưa ra một cảm nhận là tại miền bắc California càng ngày càng có nhiều cơ sở đơn vị Phật Giáo mà cơ sở về chùa viện thật sự được xây cất với tầm cỡ quy mô hơn nhiều.

Ngày hôm qua chúng tôi có dịp đến thăm Vạn Phật Thánh Thành hay là Vạn Phật Thành của HT Tuyên Hóa ở phía bắc San Francisco. Một trong những kỷ niệm lớn của chúng tôi là trở về một nơi mà HT Hộ Giác khi Ngài mới đặt chân sang Mỹ Ngài đã ở đây trong thời gian một vài tuần lễ, chúng tôi và HT Tịnh Đức, HT Chơn Trí đã đến đảnh lễ Ngài khi Ngài vừa sang Hoa Kỳ và đó là cái cơ duyên mà chúng tôi về ở với Ngài tại Texas.

Đầu năm 1980 khi chúng tôi sang Hoa Kỳ thì ngôi chùa Vạn Phật Thánh Thành là một cơ sở được xem như là lớn nhất của Phật Giáo tại Hoa Kỳ, ngôi chùa nằm ở phía bắc San Francisco và HT Tuyên Hóa lúc bấy giờ là một trong những vị danh Tăng, Ngài mua một ngôi trường học lớn và biến thành một tu viện. Thật ra, ở vào thời điểm đó với những gì của Vạn Phật Thành thì chúng tôi có cảm nhận đó là một trong những cơ sở rất là vĩ đại, tuy nhiên, khi trở lại lần này thì chúng tôi mới nhận ra một điều rằng ngày nay nếu so sánh với những cơ sở đã được xây cất khác ở tại Hoa Kỳ ở trong mấy mươi năm qua thì Vạn Phật Thánh Thành không còn có một vị thế lớn về phương diện cơ sở cũng như phương diện hoạt động như là ở trong ký ức của chúng tôi của 30 năm về trước. Lấy ví dụ như là ngôi chùa Tây Lai của HT Tinh Vân ở tại thành phố Hacienda Heights là một ngôi chùa toạ lạc ở rất gần với cộng đồng Á Châu và ở trên một ngọn đồi về cảnh vật cũng như cơ sở to lớn hơn nhiều.

Ngài HT Tuyên Hóa là một ở trong những vị danh Tăng, Ngài từ Hoa Lục sang Hồng Kông và từ Hồng Kông Ngài sang Hoa Kỳ, ở tại đây Ngài đã thiết lập một cơ sở này và lập thành một nơi đã đào tạo nhiều Tăng ni sinh của người Mỹ trong số đó có những vị tương đối nổi tiếng của người Việt Nam như là Thầy Hằng Đạt, Thầy Hằng Trường v.v... Nhưng có thể nói trên phương diện cơ sở thì có lẽ ở trong một thời gian dài mấy mươi năm qua thì Vạn Phật Thánh Thành đã không có phát triển thêm bao nhiêu về phương diện cơ sở và ngày hôm qua chúng tôi được biết là TT Hằng Toàn là một vị Tăng người Trung Hoa hiện đang làm trụ trì ngôi chùa này (đó là theo lời của một vị Tăng sinh người Việt Nam ở tại Vạn Phật Thánh Thành).

HT Tuyên Hóa là một người rất chú trọng về sự hoằng pháp, sự hoằng pháp của Ngài được xem như là một trong những nỗi lực rất đáng ghi nhận, trong đó, phải nói rằng Ngài đã lập ra một đại học Dharma Realm Buđdhist University hay là Đại Học Pháp Giới và một tu viện là Dhyana Monastery hay la tu viện Như Lai cũng như Vạn Phật Thánh Thành và cả ba đều nằm trong một cơ sở, một cơ sở có ba tên khác nhau và tờ Bodhi Sea hay còn gọi là Bồ Đề Hải là một ở trong những tạp chí Phật Giáo xuất bản định kỳ mà tương đối lâu năm ở tại đây.

Nhìn vào cơ sở cũng như sự hoạt động của Vạn Phật Thánh Thành cho chúng ta thấy một điều rằng xã hội Hoa Kỳ thay đổi rất nhanh có những thứ mà chúng ta thấy có tầm cỡ rất lớn của hai ba mươi năm về trước nhưng mà rồi những thế hệ mai hậu thế hệ kế tục dần dà đã thay đổi làm khác hơn đi rất là nhiều và đối với chúng tôi thì bài học lớn tại Hoa Kỳ là sự thay đổi rất nhanh chóng về mọi phương diện của sự phát triển Phật học của Phật Giáo ở tại xứ này và Vạn Phật Thánh Thành là một ở trong những thí dụ. .

.

Ngày 24-4-2013 - TT Giác Đẳng nói bản tin Phật Giáo

TT Giác Đẳng nói bản tin Phật Giáo, ngày 24-4-2013

Minh Hạnh chuyển biên


Kinh Thẻ

TT Giác Đẳng: Nhân nói về trường hợp cảm giác của chúng tôi khi đi máy bay nhìn thấy trên sky map để chữ Sàigòn thay vì thành phố Hồ Chí Minh, trong lúc rất là bất chợt thì trong lòng chúng tôi cảm thấy rất vui, rất là ngạc nhiên rất là vui về một bản đồ có đề tên thành phố Sàigòn, thì chúng tôi hiểu đó chỉ là một cảm giác cá nhân. Sàigòn tên thân quen, mà chúng ta luôn luôn ghi nhớ thành phố mang tên Sàigòn thì dĩ nhiên chúng ta có cảm giác tự nhiên như vậy.

Bây giờ thì chúng ta lại nói đến một cảm giác khác và cảm giác này là một phần bản tin Phật Giáo ngày hôm nay.

Hồi còn nhỏ chúng tôi vào chùa ở gần Ngài Tịnh Sự, Ngài có làm một việc mà chúng tôi lúc bấy giờ không biết, chỉ thấy Ngài làm thôi, đó là, lâu lâu Phật tử họ có những chuyện phát tâm làm công đức Pháp thí, thí dụ vô chùa họ nói rằng con muốn cúng dường Pháp thí thì Ngài nói là hùn phước để in kinh thẻ. Có lẽ là qúi Phật tử ở đây ít có người nào nghe chữ kinh thẻ.
Kinh Thẻ
Kinh thẻ, tức là Ngài in trên một tờ giấy cứng nhỏ, ở trên tờ giấy cứng đó Ngài viết một cách rất xúc tích ngắn gọn, thí dụ 32 thông lệ của Chư Phật, hay 12 nhân duyên, hay là một ý nghĩa gì và Ngài tóm tắt gọn lại ở trong một cái thẻ như vậy. Lúc bấy giờ ở VN thì chưa có ai in kinh kiểu đó hết, mỗi lần ấn tống kinh thì in cả quyển sách. Và chúng tôi nhớ Chư Tăng ở ngoài Huế khi đề cập đến Ngài Tịnh Sự thì các vị hay mỉa mai hay cười Ngài Tịnh Sự là Ngài làm chuyện bất thường không giống ai, kinh sách mà lại in thành kinh thẻ như vậy.

Thì hồi nhỏ chúng tôi thấy Ngài in như vậy chúng tôi cũng gom những bản kinh thẻ của Ngài lại có khi cả mấy trăm bản, và bây giờ chúng tôi ao ước có dịp nào đó chúng tôi tìm được một bản như vậy để làm kỷ niệm, tại vì hồi nhỏ chúng tôi lớn lên với những bản kinh thẻ đó, sau này khi ra nước ngoài chúng tôi rất là ngạc nhiên khi thấy trong cách học của người Tây Phương người ta dùng những thẻ như vậy rất là nhiều, mà ở đây người ta gọi là flash card, tức là họ viết cái gì cần phải nhớ trên tấm thẻ nhỏ, viết không cầu kỳ, viết đơn giản, viết cô đọng và nhờ những cái flash card như vậy mà người ta nhớ được rất nhiều.

Nên chúng tôi nhớ lại là Ngài HT Thầy của mình đã đi trước thời đại, thời đó ở VN không ai làm kinh thẻ ngoại trừ Ngài, và thậm chí Ngài bị người khác mỉa mai. Nhưng sau này thì thấy Ngài rất là hay, mình phải chấp tay đảnh lễ Ngài sao Ngài biết mà làm chuyện đó, bây giờ người ta cũng làm, mà lúc đó thì mình không thấy được cái hay của Ngài mà thậm chí là có nhiều khi qúi Thầy qúi Sư ở miền Trung thấy kinh thẻ thì hay nói mỉa mai giống như là Ngài bất bình thường này nọ nhưng rồi sau này ngồi suy nghĩ lại không phải Ngài bất bình thường mà các vị không biết.

Chúng tôi có rất nhiều điều học từ Ngài bây giờ nhớ thì thú thật là thỉnh thoảng có những Phật tử nói sao những pháp đó có mười mấy điều hai mươi mấy điều mà Sư nhớ được, bây giờ chúng tôi nói với qúi vị là nhờ những bản kinh thẻ đó, tại vì một quyển sách tràng giang đại hải không thể nhớ được nhưng cầm bản kinh thẻ giới thiệu một đoạn ngắn thì đem vào trong lòng, thành ra riêng đối với chúng tôi thì chúng tôi phải biết ơn kinh thẻ.

Do vậy bắt đầu vào tuần tới trở đi thì chúng tôi bắt đầu làm một việc là chúng tôi sẽ giới thiệu những flash card-kinh thẻ ở trong rơom Phật Pháp Buđdhadhamma này.

Tại sao chúng tôi giới thiệu như vậy? là tại vì những năm vừa qua khi chúng tôi đi hành hương thì chúng tôi thường ghi những chú thích ở trên những flash card và để trong iphone của mình. Lấy ví dụ như khi đến thăm thành Xá Vệ thì chúng tôi ghi chú thành Xá Vệ ở đâu dân số lúc đó được ghi nhận như thế nào và những nhân vật nổi tiếng trong thành Xá Vệ ra sao v.v... thì những chi tiết chúng tôi ghi trên flash card và khi nào cần dùng thì chúng tôi lấy ra rất là tiện lợi rất là nhanh chóng.

Cái flash card có lợi như vầy, là chúng ta cho những chi tiết, thí dụ như chúng ta đang học kinh Thập Thượng, ở đây những pháp có năm chi có bảy chi và nếu chúng ta làm cái flash card đặc biệt là chúng ta thêm một tấm hình như tấm hình nhỏ thôi một vài cái minh hoạ nào đó để trên đó thì qúi vị sẽ dễ nhớ hơn. Bây giờ chúng tôi đi đó đi đây, như vừa rồi chúng tôi đi hành hương trong phái đoàn có một Phật tử là bác Bình, bác họ Đường tên là Bình, bác là một nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp nhưng mà trong ánh mắt có say sưa, suốt cả chuyến đi như vậy bác chụp 20 ngàn tấm ảnh và những tấm ảnh bác cho chúng tôi thì chúng tôi nghĩ rằng đó là những tài liệu vô giá về Phật tích Thí dụ mình đi đến một chỗ Phật tích nào thường là mình chụp tượng Phật chụp người thôi nhưng bác đã đem vào trong hình ảnh những hình ảnh rất dễ thuơng rất đặc biệt nên chúng tôi sẽ xử dụng nhiều hình ảnh mà bác Bình đã chụp và bên cạnh đó thì chúng tôi sẽ ghi chú về những bài kinh.

Một là chúng tôi nghĩ những flash card này giúp cho qúi Phật tử nhớ nhiều về những đề tài Pháp, nhớ nhiều con số, những câu Phật ngôn. Và thứ hai nữa là cũng để tưởng niệm lại Ngài Tịnh Sự là một bậc Thầy đã đi trước nhiều thế hệ ở trong việc giáo dục. Qúi Phật tử biết rằng môn Vi Diệu Pháp ngày nay Chư Tăng học được là đều nhờ Ngài, Ngài nghĩ ra nhiều cách, nhưng khi mình còn nhỏ mình không hiểu hết những giá trị đó thì phải thú thật là có nhiều khi chúng tôi thấy Ngài không giống ai hết và Chư Tăng khác hay đả phá nói Ngài không giống ai hết nhưng mà sau này đi đó đi đây ngồi nghĩ lại là sao trong cuộc đời mình lại có hữu phúc ở gần các vị Thầy như vậy, Ngài có rất nhiều sáng kiến và dĩ nhiên trong thời của Ngài người ta thấy những kinh thẻ đó rời rạc thì không ai để ý nhưng về sau này nếu chúng tôi có được dịp chúng tôi làm một nơi để lưu lại những cái kỷ vật của Ngài thì những kinh thẻ đó chắc chắn là những điều chúng tôi tin rằng rất là lợi lạc.

Và chúng tôi sẽ đem những kinh thẻ vào đây mỗi ngày qúi Phật tử có thể download tấm hình đó xuống, ở trên tấm hình đó có những tóm tắt bài học ở trong ngày và qúi vị có thể đọc ở trên iphone, trên computer và như vậy thì nó vừa gọn vừa tốt và nó làm hành trang cho chúng ta đi vào cuộc đời và nếu chúng ta đi vào cuộc đời này mang theo những bản kinh thẻ với những lời dạy rất là hàm xúc rất là cô đọng rất là dễ nhớ của Đức Phật thì nó cũng là điều lợi lạc cho tất cả chúng ta./. .

.

31-3-2013 - Phật Giáo tại miền Trung Tây

Phật Giáo tại miền Trung Tây

By Lori Erickson, Special to Tribune Newspapers 8:24 p.m. EDT, March 31, 2013
Nguyễn Văn Hòa - Việt dịch



Bên trong hội trường chính của Tu Viện Drepung Gomang, tôn tượng Đức Phật được mạ vàng và hình ảnh các vị thần hộ pháp với màu sắc rực rỡ được thờ trên bàn thờ. Mùi thơm của nhan phản phất trong không khí, một nhà sư Tây Tạng dang tụng kinh, giọng của ông trầm bổng tạo nên một giai điệu nhẹ nhàng, đượm vẻ thiền vị.

Quang cảnh giống như ở thủ phủ Dharamsala, miền đất Ấn Độ hay thủ phủ Lhasa, ở Tây Tạng. Một miền đất xa xôi nằm doc trên dãy Himalaya. Nhưng, không phải. Đó là một ngôi chùa Phật giáo Tây Tạng nằm trong khu phố Louisville, tiểu bang Kentucky là một trong một số các trung tâm dang được phát triển mạnh ở miền Trung Tây và các miền lân cận tiểu bang Kentucky.

Trong tháng Năm, Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ đến thăm thành phố Louisville và thành phố Madison, tiểu bang Wisconsin, nhưng ngay cả khi bạn không thể nhìn thấy tận mắt nhà lãnh đạo tôn giáo nổi tiếng, bạn vẫn có thể tim thấy các hình ảnh truyền thống kích thích sự tò mò của bạn về quê hương của Ngai tại các trung tâm Phật giáo Tây Tạng.

Hy vọng sẽ được chào đón nồng nhiệt tại các trung tâm, mà du khách của mọi tôn giáo đều được hoan nghênh. Chiêm ngưỡng những màu sắc rực rỡ và các tôn tượng khác nhau Phật giáo Tây Tạng, nhâm nhi một tách trà, tro chuyen với một nhà sư vẩy tay chào từ xa, và tìm hiểu thêm về chủ đề mới này trong đời sống tôn giáo của Hoa Ky.

Bloomington, Ind: Kumbum Chamtse Ling Temple (tmbcc.net)

Người anh cả của Đức Đạt Lai Lạt Ma ở gần thành phố Bloomington, thành lập tu viện Kumbum Chamtse Ling Temple vào năm 1979. Ngài Thubten Jigme Norbu dạy sinh viên Tây Tạng tại Đại học Indiana trong hai thập kỷ và là một người được quốc tế biết đến khi Ngài đòi sự độc lập cho Tây Tạng, Ngài mất vào tháng 2 năm 2011. Nhưng người thân của Norbu tiếp tục sống tại thành phhố Bloomington và có sự liên kết chặt chẽ với tu viện.

Tọa lạc trên 108 mẫu đất rừng, tu viện Kumbum Chamtse bao gồm một trung tâm văn hóa với các trưng bày thuộc ngành giáo dục, hai tòa bảo tháp (đền thờ hình vòm tượng trưng cho Đức Phật) và một ngôi chùa trưng bày nhiều tôn tượng và đồ trang trí. Khi ngôi chùa được khánh thành trong năm 2003, đại diện từ 11 tôn giáo tham gia trong buổi lễ, và họ là các người đến từ Thiên Chúa giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo cùng tham dự trong chánh điện thờ tượng Phật.

Nổi bật nhất là Khorlo Mani, một cấu trúc có chứa bánh xe cầu nguyện lớn của Tây Tạng. Các bánh xe bằng đồng đến từ Tu viện Kumbum ở Tây Tạng và chứa hơn 800 triệu bản sao các thần chú Om Mani Hum Padme, lời chú nguyện cua Phật giáo Tây Tạng. Người ta tin rằng khi một người cung kính quay bánh xe, phước lành sẽ được ban cho tất cả chúng sinh.

Sau khi tham quan tu viện, du khách có thể thưởng thức văn hóa Tây Tạng trong hai nhà hàng ăn địa phương. Nhà hàng Snow Lion Express được điều hành bởi Ya Ling Norbu, người góa phụ của cháu trai của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Nhà hàng Little Tibel cũng la dia điểm phổ biến, của các Phật tu Phật giáo như nam diễn viên Richard Gere khi đến thăm tu viện Kumbum cũng thường ghé qua đâay. Về các phòng trọ nghỉ qua đêm, thì nghỉ tại các khu nhà ấm cúng của trung tâm, được xây dựng theo hình dạng những căn nhà của người Mông Cổ.

Louisville, tieu bang Kentucky : Viện Drepung Gomang (drepunggomang.com)

Tu viện Drepung Gomang phía nam của Bloomington, Louisville. Tu viện được thành lập vào năm 2001 có liên hệ với một trong những tu viện quan trọng nhất của Tây Tạng, thành lập năm 1416 và bây giờ là một tu viện lưu vong ở Ấn Độ. Tu viện là hành doanh chính của Đức Đạt Lai Lạt Ma khi Ngài đến thăm Louisville vào tuần lễ 19-21 tháng năm.

Phần quyến rũ của tu viên này là su pha trộn văn hóa địa phương với văn hóa Tây Tạng rất khởi sắc. Đó là một ngôi nhà ở ngoại ô đã được chuyển thành một ngôi chùa Phật giáo với một ô cửa được trang hoàng rực rỡ, dây lá cờ cầu nguyện Phật giáo và một bức tượng của Quan Am Bồ Tát, Đức Phật của lòng từ bi. Bên trong, nơi chánh điện thờ các tôn tượng, trên tường treo nhiều hình tượng trong màu sắc đỏ đậm và màu vàng của Phật giáo Tây Tạng.

Đừng bỏ lỡ điện thờ mạn đà la, được làm từ cát. Các nhà sư đã thiết kế bàn mạn đà la trong một tuần với các công trình nghệ thuật, cẩn thận nhiễu nhữngc hạt cát bằng cái phễu nhỏ. Một khi thiết kế mạn đà la được hoàn thành, thì sẽ có một buổi lễ phá hủy nó.

Cát được đưa vào một thùng chứa và sau đó được thả vào nước để phước lành có thể lan tràn trên toàn thế giới. Quá trình này là ban hành sinh động về bản chất tạm thời của sự tồn tại, một giáo lý căn bản của Phật giáo. Trong khi tu viện hiện đang có một mạn đà la trên màn hình, cuối cùng nó sẽ bị phá hủy và trở về trái đất, và một mạn đà la khác sẽ thế chỗ của nó.

Oregon, Wis: Trung Tâm Phật Giáo Deer Park (deerparkcenter.org)

Tọa lạc trên 15 mẫu phía nam của thành phố Madison, trung tâm Deer Park phục vụ như là ngôi nhà tinh thần cho cộng đồng Tây Tạng trong khu vực mà còn chào đón du khách những người đang quan tâm đến việc học thêm về văn hóa và tôn giáo của Tây Tạng.

Cái tên Deer Park không phải được đặt tên vi loai hươu có rất nhieu ở Wisconsin, mà là dựa theo kinh dien Deer Pard ở Ấn Độ là nơi đức Phật thuyết pháp bài pháp đầu tiên khi đạt được giác ngộ. Trung tâm Deer Park được thành lập vào năm 1975 bởi Ngài Geshe Lhundub Sopa, người đã rời bỏ quê hương của mình vào năm 1959 sau cuộc xâm lược Trung Quốc. Ông đã dành nhiều năm với Đức Đạt Lai Lạt Ma ở Dharamsala, Ấn Độ, trước khi đến Hoa Kỳ, nơi ông cuối cùng định cư ở Madison để giảng dạy tại Đại học Wisconsin.

Trong năm 2008, trung tâm Deer Park đã khánh thành một ngôi chùa mới, những bức tranh trang trí công phu và tọn tượng của Đức Phật và các vị thầy tâm linh khác được thếp vàng rực rỡ. Tại chánh điện treo một tấm ảnh lớn của Đức Đạt Lai Lạt Ma, người đã viếng thăm trung tam nhiều lần.

Phía sau chùa là một ngôi bảo tháp được bao quanh bởi những lá cờ cầu nguyện bay phất phới trong gió. Khi bạn ghé thăm, bạn có thể nhìn thấy con mèo của tu viện (một con vật mà người ta cho rằng đã không chịu giử sát giới theo như Phật giáo).

Tại trung tâm Deer Park, như tại các trung tâm Phật giáo Tây Tạng khác, người ta có thể tìm hiểu thêm về truyền thống lưu vong này rất hưng thịnh trong bối cảnh đất nông nghiệp bao la của miền Trung Tây. Sự nở rộthăng hoa đó là một minh chứng sự kiên cường của người dân Tây Tạng và sự cởi mở và khoan dung của xã hội Mỹ.

Chuyến viếng thăm của Đức Đạt Lai Lạt Ma

Đức Đạt Lai Lạt Ma là vi lãnh đạo tinh thần của Phật giáo Tây Tạng và người nhận giải Nobel Hòa bình năm 1989.

Ngài sẽ thăm viếng Madison, Wisconsin, ngày 14 tháng 5 cho sự giảng dạy về duyên khởi trong Phật giáo. Thông tin là vé có sẵn tại deerparkcenter.org.

Vào ngày 19 den ngày 21 tháng 5, Ngai sẽ đen Louisville, Kentuky, với một cuộc nói chuyện công cộng trong ngày 19 tháng 5 về việc làm thế nào lòng từ bi có thể là cơ sở cho việc xây dựng hòa bình thế giới. Buoi thuyet giang nay ve da ban het. Để biết thêm chi tiết về vé cho buoi thuyet giảng ngay 20 tháng 5, lien lac tai dalailamalouisville.org.

Chuyến thăm Louisville của Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ la ngày 14-ngày 19 tháng năm trong thành phố cho Ngày Hội của các Tin Ngưỡng, một kỷ niệm của đa tôn giáo được tổ chức năm thứ 18. Chủ đề "Im lặng linh thiêng: Con Dường tới Tinh Thương" sẽ được khai triển trong các bài nói chuyện của các học giả quốc tế nổi tiếng trên thế giới, le cầu nguyện và các thời khóa tu tập thiền định, cuộc thảo luận, âm nhạc, nghệ thuật và phim ảnh. .

.

19-3-2013 - Sri Lanka đã từ chối một khách du lịch người Anh không được nhập cảnh vì xăm hình Đức Phật

Sri Lanka đã từ chối một khách du lịch người Anh không được nhập cảnh vì xăm hình Đức Phật

Tuesday, March 19, 2013 / Nguyễn Văn Hoà - Việt dịch



Tại phi trường Sri Lanka, một vị khách du lịch người Anh đã bị từ chối không cho nhập cảnh vì sự "thiếu tôn trọng" của ông đối với Phật giáo.

Một viên chức của sở nhập canh tại phi truong quốc tế Colombo cho biết một khach du lịch co hình xâm Đức Phật trên cánh tay của ông ta, theo ông đó là sự vô lễ đối với Phật giáo.

Viên chức nói với phóng viên báo địa phương rằng: "Với hình ảnh xâm như vậy khi vào đất nước này ông ta sẽ không được an toàn."

Sri Lanka, là một quốc gia Phật Giao, rất nhạy cảm với những lời lăng mạ nhận thức tôn giáo và đã có từng có những sự việc xảy một số sự kiện với hành động sơ hở của khách du lịch gần đây

Tờ báo Gossip Lanka News cho biết. Trong tháng Hai, một du khách đến từ Hà Lan đã bị bắt bởi cảnh sát ở Kandy, trung tâm Sri Lanka, vì để lộ có một hình xăm lớn của Đức Phật nổi bật trên lưng, cô ta bị phạt và được tha sau khi nói rằng cô không có ý định gây ra hành vi phạm tội.

Năm ngoái, ba khách du lịch Pháp đã bị kết án tù treo vi khi chụp ảnh, họ đã giả vờ hôn một bức tượng Phật tại một ngôi chùa.

Trong nam 2010 người ca sĩ hip hop kiêm nhạc sĩ rapper của Hoa Kỳ, ông Akon cũng nhận lỗi do hành vi phạm tội ông đã gây ra khi ông bị từ chối thị thực sau các cuộc biểu tình vì một trong những video âm nhạc của ông, trong đó có một phụ nữ quần áo hở hang nhảy úua trước của một tôn tượng Phật.

Hơn 100.000 công dân Anh đã đến thăm Sri Lanka trong năm ngoái, chiếm 10% tổng số khách du lịch.

Vương quốc Anh cũng là đối tác lớn thứ hai của đất nước kinh doanh sau khi Ấn Độ.

Sri Lanka không phải là nước duy nhất cố gắng để ngăn trở khách du lịch phương tây trong việc xâm hình Đức Phật như là một thời trang.

Bộ trưởng Thái Lan cũng cho biết họ sẽ không khuyến khích các tiệm xăm hinh ở Thái Lan trong viec xăm hinh Đức Phật cho du khách. .

.

Ngày 9-3-2013 - Tu Sĩ Phật Giáo Nhật Bản làm tư vấn cho sinh viên

Tu Sĩ Phật Giáo Nhật Bản làm tư vấn cho sinh viên

By Michiharu Sakata, Kyodo Posted at 03/09/2013 8:18 AM
Nguyễn Văn Hoà - Việt dịch



TOKYO - Tu sĩ Phật giáo Nhật Bản đã đưa ra sáng kiến để hỗ trợ các sinh viên trong việc tìm kiếm công việc trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt của bối cảnh kinh tế suy thoái.

Các vị tu sĩ đã khuyến khích và giảng dạy việc thực hành Phật Pháp cũng như thiền chánh niệm và ngâm mình trong nước lạnh để giúp những người trẻ tuổi duy trì lòng tự trọng và đạt được mục tiêu của họ.

Cới tình trạng kinh tế suy thoái số lượng những người trẻ, những người trở nên chán nản ngày càng tăng, thậm chí có các trường hợp tồi tệ nhất là đưa đến mức tự tử vì không thể tìm thấy một công việc làm.

"Cuộc sống của bạn thi không hoàn toàn nhất định là (kết quả của) việc truy tìm công ăn việc làm của bạn," một Tu Si da giảng dạy nói với các sinh vien học sinh tham gia tại một cuộc hội thảo được tổ chức gần đây tại một khách sạn ở Tokyo. "Việc đánh giá của bạn tại một cuộc phỏng vấn việc làm cho thấy chỉ là một khía cạnh của bạn."

Bài giảng được dự định để làm giảm bớt cảm giác lo lắng và căng thẳng của sinh viên sau khi bị từ chối và hơn nữa còn tùy thuộc khả năng của người chủ các công ty.

Cuộc hội thảo được tổ chức bởi một nhóm các vị thiền sư bao gồm chủ yếu là các tu si trẻ của giáo phái Soto của Phật giáo Thiền tông.

Một trong những người tham gia, học tại trường đại học ở Tokyo, lo ngại rằng ông có thể bị mất thị giác của mình nếu ông tiếp tục bi tu chối bởi những người chủ công ty. "Tôi đến đây bởi vì tôi nghĩ rằng thiền định có thể là tốt để giữ sự điềm tĩnh của tôi," ông nói.

Vi Tu Si Shudo Abe, là một trong những tang si của chương trình, nhấn mạnh tầm quan trọng của tinh thần cũng giúp rất nhiêu cho cac sinh viên trong viec tìm kiếm việc làm. "số lượng ngày càng tăng của các sinh viên bị trạng thái trầm cảm và đưa đến việc tự tử càng ngày càng tăng vì vậy tôi nghĩ cần phải làm một cái gì đó", Abe nói.

Dua theo một nghien cứu của Cơ quan Cảnh sát Quốc gia, số lượng những người trẻ dưới 30 tuổi đã từ bỏ cuộc sống của họ vì không thành công trong viec tìm việc đã tăng tới 150 người trên toàn quốc trong năm 2011, gấp 2,5 lần số lượng trong năm 2007. Trong số đó, 52 là sinh viên, tăng từ 16 trong năm 2007.

Với nền kinh tế quốc gia trong tình trạng ảm đạm sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, khu vực doanh nghiệp Nhật Bản đã ngừng mướn người và thêm thảm họa sóng thần động đất tháng 3 năm 2011 và sự tăng giá mạnh của đồng Yên đã làm nạn trầm cảm gia tăng nhanh.

Thất vọng vi bị từ chối bởi nhiều công ty, sự không chắc chắn về tương lai vi không có một công việc và bối rối không đáp ứng sự mong đợi của đồng nghiệp đã mang lại rất nhiều áp lực cho những người trẻ tuổi.

Tại buổi hội thảo, một thành viên khác, là sinh viên năm thứ hai, nói rằng ông nhận ra rằng thiền chánh niệm sẽ giúp giảm áp lực . "Tôi sẽ giới thiệu nó cho bạn bè của tôi," ông nói.

Kawachinagano, Osaka Prefecture, Chua Phat Giao Shokoji o Kawachinagano, Osaka Prefecture da bắt đầu chương trình với một bài giảng cho sinh viên tìm kiếm việc làm từ hai năm trước.

Chín người đàn ông tham gia trong một cuộc hội thảo gần đây, trong đó bao gồm việc thực hành tinh thần thúc đẩy của viec ngâm cơ thể trong nước đá lạnh của một thác nước trên cơ sở của ngôi đền. Trước khi mạo hiểm vào trong nước, mỗi người trong số họ la to lên câu niệm "Tôi sẽ nhận duoc công việc lam" ba lần.

"Điều quan trọng là bạn làm việc sau khi nhận được một công việc như thế nào," vị thiền sư Zenkai Imoto nói với những người tham gia.

"Đừng tìm kiếm một công việc dựa trên tôn trọng hoặc ý kiến ​​của những người xung quanh bạn Bạn sẽ làm tốt nếu bạn chọn một công việc mà bạn muốn."

Toru Kawanishi, một trong những người tham gia, cho biết bài giảng của vị tăng sĩ đã cho anh ta một viễn cảnh mới, và nói thêm, "Từ thực tế thác nước, tôi đã nhận được tin nhắn vượt qua nhung từ".

Imoto kêu gọi công việc tìm kiếm học sinh có được sự tự tin. "Chúng tôi giảng về lòng can đảm, một bài học mà chưa có ai khác giảng dạy .

.