Những Thánh tích của Phật Giáo trong tình trạng hoang tàn
by Atul Sethi, TNN Sep 23, 2013
Nguyễn Văn Hoà - Việt dịch
New Delhi, Ấn Độ - Những Thánh tích của Phật Giáo, những nơi Đức Phật truyền bá giáo Pháp, đang trong tình trạng ảm đạm. Nhiều vùng Phật giáo cổ xưa ở trong nhiều tiểu bang bị lấn chiếm và bị xuống cấp nhanh chóng.
Ngoài ra, mặc dù chính quyền tiểu bang dự trù rất nhiều kinh phí cho việc bảo quản, hầu hết các bang đã hoặc dành một lượng không đáng kể trên các vùng hoặc cho rằng họ không có hồ sơ ghi chép các chi phí đã chi tiêu. Đây là kết quả của một loạt các truy tầm của một Diễn đàn Phật Giáo, một hiệp hội của các cá nhân có liên quan trong việc truyền bá giáo pháp Phật Giáo.
"Một điều gây sửng sốt khi biết rằng các tiểu bang như Bihar và UP - trong đó có một số lượng lớn các vùng liên quan đến Phật giáo - tuyên bố họ không giữ hồ sơ riêng biệt của ngân sách chi tiêu trong các vùng thuộc thẩm quyền của họ," Sidhartha Gauri, người sáng lập của diễn đàn Haryana truy vấn thắc mắc các cơ quan văn hóa và khảo cổ học trên cả nước để tìm hiểu về việc làm của họ trên các vùng Phật Giáo.
Ông cho biết, ông đã yêu cầu nhiều tiểu bang cung cấp thông tin về các chi tiêu của họ trong các vùng Phật Giáo từ năm 1990 đến năm 2011 thì chỉ có 10 tiểu bang trả lời bằng những con số rất khiêm nhượng, ít hơn cả ngân sách cho một bộ phim của Bollywơod.
Một điều nữa, tiểu bang Uttar Pradesh cho biết không có địa điểm Phật giáo thuộc thẩm quyền của họ, điều này không thể tin được, mặc dù tại Sarmath thuộc tiểu bang Uttar Pradesh là nơi Đức Phật sau khi thiền định bảy tuần dưới gốc cây Bồ Đề tại Bồ Đề Đạo Tràng, Ngài đã đến Sarmath, Utta Pradest để gặp anh em Kiều Trần Như và Ngài đã chuyển pháp luân đầu tiên tại đây, và trong 45 năm hoằng Pháp Đức Phật đã đến nhiều địa điểm khác nhau trong tiểu bang Uttar Prades.
Các cơ sở khảo cổ học nhà nước cho rằng họ chỉ có ba địa điểm Phật giáo được bảo vệ thuộc thẩm quyền của họ. Tuy nhiên, người sáng lập của diễn đàn Haryana cho biết họ đã thu thập được ít nhất có 250 địa điểm Phật giáo cổ xưa trong tiểu bang, hầu hết trong số đó đang trong tình trạng đáng chê trách. Ngay cả những bảo tháp Kesariya trong Motihari, được cho là bảo tháp Phật giáo cao nhất thế giới, không có hàng rào bao quanh. Các súc vật được tìm thấy chăn thả trong vùng phụ cận. Một nửa số bảo tháp chưa được khai quật trong khi nửa còn lại dù đã được khai quật nhưng đã bắt đầu xuống cấp nhanh chóng .
Hầu như một số vùng cổ xưa đã biến thành gò đất và dân làng đã chiếm làm nơi cư trú, rất khó để dời họ đi. Và một số các tác phẩm điêu khắc và cổ vật trong nhiều vùng được dân làng dùng làm phẩm vật thờ phượng , nhiều khi những cổ vật này được thờ nơi không người coi sóc dễ bị đánh cắp.
Một khu vực Phật Giáo cổ xưa tại Taradih, Bihar gần Bồ Đề Đạo Tràng. Bây giờ là nơi để chôn lấp chất thải.
Một bảo tháp Phật Giáo lớn nhất ở Bắc Ấn Độ, tọa lạc tại Asandh (Haryana) thì khu vực xung quanh bảo tháp đã bị lấn chiếm của các cộng đồng địa phương và được báo cáo là thường bị đánh cắp gạch cổ từ vùng cổ tháp này. .
Ngoài ra, mặc dù chính quyền tiểu bang dự trù rất nhiều kinh phí cho việc bảo quản, hầu hết các bang đã hoặc dành một lượng không đáng kể trên các vùng hoặc cho rằng họ không có hồ sơ ghi chép các chi phí đã chi tiêu. Đây là kết quả của một loạt các truy tầm của một Diễn đàn Phật Giáo, một hiệp hội của các cá nhân có liên quan trong việc truyền bá giáo pháp Phật Giáo.
"Một điều gây sửng sốt khi biết rằng các tiểu bang như Bihar và UP - trong đó có một số lượng lớn các vùng liên quan đến Phật giáo - tuyên bố họ không giữ hồ sơ riêng biệt của ngân sách chi tiêu trong các vùng thuộc thẩm quyền của họ," Sidhartha Gauri, người sáng lập của diễn đàn Haryana truy vấn thắc mắc các cơ quan văn hóa và khảo cổ học trên cả nước để tìm hiểu về việc làm của họ trên các vùng Phật Giáo.
Ông cho biết, ông đã yêu cầu nhiều tiểu bang cung cấp thông tin về các chi tiêu của họ trong các vùng Phật Giáo từ năm 1990 đến năm 2011 thì chỉ có 10 tiểu bang trả lời bằng những con số rất khiêm nhượng, ít hơn cả ngân sách cho một bộ phim của Bollywơod.
Một điều nữa, tiểu bang Uttar Pradesh cho biết không có địa điểm Phật giáo thuộc thẩm quyền của họ, điều này không thể tin được, mặc dù tại Sarmath thuộc tiểu bang Uttar Pradesh là nơi Đức Phật sau khi thiền định bảy tuần dưới gốc cây Bồ Đề tại Bồ Đề Đạo Tràng, Ngài đã đến Sarmath, Utta Pradest để gặp anh em Kiều Trần Như và Ngài đã chuyển pháp luân đầu tiên tại đây, và trong 45 năm hoằng Pháp Đức Phật đã đến nhiều địa điểm khác nhau trong tiểu bang Uttar Prades.
Các cơ sở khảo cổ học nhà nước cho rằng họ chỉ có ba địa điểm Phật giáo được bảo vệ thuộc thẩm quyền của họ. Tuy nhiên, người sáng lập của diễn đàn Haryana cho biết họ đã thu thập được ít nhất có 250 địa điểm Phật giáo cổ xưa trong tiểu bang, hầu hết trong số đó đang trong tình trạng đáng chê trách. Ngay cả những bảo tháp Kesariya trong Motihari, được cho là bảo tháp Phật giáo cao nhất thế giới, không có hàng rào bao quanh. Các súc vật được tìm thấy chăn thả trong vùng phụ cận. Một nửa số bảo tháp chưa được khai quật trong khi nửa còn lại dù đã được khai quật nhưng đã bắt đầu xuống cấp nhanh chóng .
Hầu như một số vùng cổ xưa đã biến thành gò đất và dân làng đã chiếm làm nơi cư trú, rất khó để dời họ đi. Và một số các tác phẩm điêu khắc và cổ vật trong nhiều vùng được dân làng dùng làm phẩm vật thờ phượng , nhiều khi những cổ vật này được thờ nơi không người coi sóc dễ bị đánh cắp.
Một khu vực Phật Giáo cổ xưa tại Taradih, Bihar gần Bồ Đề Đạo Tràng. Bây giờ là nơi để chôn lấp chất thải.
Một bảo tháp Phật Giáo lớn nhất ở Bắc Ấn Độ, tọa lạc tại Asandh (Haryana) thì khu vực xung quanh bảo tháp đã bị lấn chiếm của các cộng đồng địa phương và được báo cáo là thường bị đánh cắp gạch cổ từ vùng cổ tháp này. .
No comments:
Post a Comment