Tôn Giáo tại Hàn Quốc trong tương lai
Theo John Power
Thiên Ân - Việt dịch
Niềm tin vào tôn giáo tại Hàn Quốc đa dạng và đã có từ xưa. Với chiều dài lịch sử 5000 năm, Vu Thuật là hệ thống tín ngưỡng lâu đời nhất trên bán đảo
Phật Giáo được truyền từ Trung Quốc vào thế kỷ thứ tư đã nhận được sự ủng hộ của các nhà lãnh đạo Tam Quốc và tiếp đó là thời kỳ Goryeo. Không phải tôn giáo nào cũng là triết học, Nho Giáo đã trở thành chuẩn mực đạo đức vào thời Joseon, mà phần lớn cố sức đàn áp Phật Giáo. Đặc biệt, vào giữa thế kỷ 20, Cơ Đốc Giáo phát triển mạnh và gây ảnh hưởng lâu dài tại xứ sở Kim Chi
Theo những cuộc khảo sát gần đây cho thấy khoảng 50% người dân Hàn Quốc hiện nay có đời sống tín ngưỡng, mà tín đồ của Cơ Đốc Giáo chiếm gần 30% dân số. Tỷ lệ giữa Thiên Chúa Giáo và Tin Lành khoảng 2-1 nghiêng về Tin Lành, mà phần đông thuộc phái Phúc Âm.
Phái Phúc Âm được truyền vào Hàn Quốc vào những năm 1880 và đã lan rộng khắp bán đảo, đặc biệt ở phía Nam,” Timonthy S.Lee, phó giáo sư về lịch sử Cơ Đốc Giáo tại Trường Đại Học Cơ Đốc Giáo Texas phát biểu.
“Thuyết Phúc Âm mang tính hiện đại đến những người dân Hàn Quốc, đặc biệt trong những lĩnh vực y tế và giáo dục. Nó mang đời sống tôn giáo khả thi đến những người dân Hàn cho rằng những tôn giáo truyền thống như Phật Giáo và Nho Giáo không còn được ca tụng. Nó như một bức tường ý thức hệ chống lại chủ nghĩa thực dân Nhật Bản.”
Dù cho tôn giáo nào đang được yêu thích ở đây, Hàn Quốc có nhiều nhà truyền giáo Cơ Đốc Giáo hơn cả các nước khác trừ Mỹ - nhưng đồng thời cũng là một trong những nơi có nhiều người vô đạo nhất trên thế giới. Theo một cuộc thăm dò ý kiến được Ireland phát hành năm ngoài – dựa trên Red C, Hàn Quốc chiếm tỷ lệ người vô đạo đứng thứ 5 trên thế giới, trong đó 15% dân số “tự nhận” mình vô đạo. Cũng cuộc khảo sát trên cho thấy tín ngưỡng tôn giáo giảm đi ở các nước phát triển, tín ngưỡng tôn giáo và sự phát triển kinh tế tỷ lệ nghịch với nhau.
Tuy nhiên, các học giả về tôn giáo như Lee lại cho rằng tôn giáo luôn có chỗ đứng trong cuộc sống của người dân, dù nền kinh tế có phát triển hay không.
“Nếu mọi người cho rằng nhân loại là con người tôn giáo và xã hội là phần vốn có của con người tôn giáo như tôi, thì sẽ luôn có một tổ chức tôn giáo nào đó hiện hữu trong nhân loại,” phát biểu bởi Lee, người chỉ ra rằng tín ngưỡng tôn giáo thực ra đang tăng lên tại Hàn Quốc giữa năm 1995 và 2005, theo điều tra dân số quốc gia
“Trong 500 năm tới, tôn giáo đó có thể hoặc có thể không là Cơ Đốc Giáo tại Hàn Quốc, nhưng sẽ luôn tồn tại một tôn giáo nào đó. Và tại sao không phải là Cơ Đốc Giáo? Dù sao thì, Phật Giáo đã ở Hàn Quốc hơn 1600 năm – và vẫn phát triển mạnh
Kim Sung-chul, giáo sư Phật học nghiên cứu tại trường Đại Học Dongguk nói rằng mong muốn cơ bản của nhân loại về sự bình yên trong tâm hồn nghĩa là Phật Giáo và các tôn giáo khác sẽ tồn tại ở Hàn Quốc.
“Tôi sẽ nói theo cách này: Dù khoa học tiếp tục phát triển, con người vẫn không thay đổi,” Kim phát biểu. “ Họ bị trói buộc, ngăn cản, vô minh, lo sợ và cũng trong lúc đó cuộc sống của họ được an bài giống nhau, họ ăn, uống, biểu lộ khao khát nhục dục, và mất đi với sự tín ngưỡng . Phật Giáo cũng như những tôn giáo khác sẽ không bao giờ biến mất, bởi đây là phương thuốc giảm đi sự lo âu ở con người cũng như giảm đi sự lo sợ đối với cái chết.
Nền tảng đạo đức
Theo giáo sư Kim, Phật Giáo đã tác động sâu sắc đến việc hình thành nền tảng đạo đức quốc gia.
“Trước đây, tôn giáo kiểm soát xã hội loài người, nhân loại sống với quy tắc “kẻ mạnh thì sống, kẻ yếu thì chết.” Tuy nhiên, con người học được “Ác giả ác báo, thiện giả thiện lai”… và sự bình yên trong tâm hồn từ Phật Giáo. Phong trào bất bạo động vào ngày 1 tháng 3 tại Hàn Quốc đã minh chứng thái độ phi bạo lực của Phật Tử chính là tâm điểm trong suy nghĩ và hành động của người dân Hàn.
Trong khi Cơ Đốc Giáo được xem là phát triển mạnh vào những năm 1990 và những năm 2000, tại Hàn Quốc xuất hiện một tôn giáo mới đến từ một nơi rất nhỏ bé, thậm chí phát triển nhanh hơn Cơ Đốc Giáo vào thời điểm đó. Hồi Giáo tuy nhỏ nhưng có một vị thế đáng kể trong cả nước, phần lớn do hệ quả của việc nhập cư từ Pakistan và Bangladesh. Theo Liên Đoàn Hồi Giáo Hàn Quốc, có khoảng 130,000 người Hồi trên đất nước vào năm 2009.
Park Dong-shin, nhà điều hành Hồi Giáo trong cộng đồng Facebook tại Hàn quốc, với khoảng 30,000 tín đồ Hồi Giáo nói rằng Hồi Giáo có tiềm năng lớn trong việc phát triển tại Hàn Quốc
Park phát biểu: “Sự trỗi dậy của Hồi Giáo là một xu hướng toàn cầu,” Park rời bỏ Cơ Đốc Giáo ở độ tuổi 20 sau khi cảm thấy bất mãn với sự tham nhũng của các nhà thờ quanh ông.
“Lý do là vì trên thực tế tồn tại văn bản gốc, giáo lý rõ ràng với lời dạy đúng sự thật, hiển nhiên và thực tiễn. Số lượng người theo đạo Hồi đang tăng lên tại Hàn Quốc cũng như xu hướng toàn cầu cho thấy sự tăng trưởng nhất định, tôi có thể nói chắc chắn rằng xu hướng này sẽ tiếp tục tăng mạnh.
Sự phát triển của Hồi Giáo không chỉ là điều hiển nhiên với Park, mà nó còn là chìa khóa để khôi phục lại những điều ông xem rằng mang tính đạo đức hơn của Hàn Quốc trong quá khứ.
Park phát biểu: “Hàn Quốc và Hồi Giáo có truyền thống giống nhau. Như là: yêu quý láng giềng và kính trọng cha mẹ. Do đó, nếu Hàn Quốc chấp nhận Hồi Giáo, Hàn Quốc sẽ được giải phóng khỏi phương Tây và Chủ nghĩa Tư Bản, cũng như sự gia tăng tội phạm và tự sát do khoảng cách giàu nghèo. Có thể Hàn Quốc một lần nữa sẽ trở thành một quốc gia Đông phương lịch thiệp, một quốc gia tìm kiếm hòa bình và sự tốt đẹp. Các tôn giáo khác không thích hợp với bản chất của Hàn Quốc, Cơ Đốc Giáo hiện nay phân chia thành nhiều loại và thủng đoạn do tham nhũng. Các nhà thờ lớn thậm chí còn theo kiểu cha truyền con nối.
Tuy nhiên tổ chức tôn giáo không phải là cách biểu hiện duy nhất của tâm linh.
Kim Hwansoo Ilmee, trợ lý giáo sư Viện Tôn Giáo và Nghiên Cứu Châu Á và Trung Đông tại Đại Học Duke ở Bắc Carolina, nhìn thấy nguyện vọng nuôi dưỡng tâm linh của người dân ngay cả khi các tổ chức nhà thờ bị suy yếu.
“Câu hỏi bạn thuộc tôn giáo nào, hay tôn giáo của bạn là gì, không hề tồn tại đến cuối thế kỷ 19,” Kim nói. “Ngay cả việc tính toán số lượng người có tôn giáo cũng là một hiện tượng mới. Dù cho có thể bạn thấy số lượng người có liên quan đến tôn giáo giảm đi… Theo tôi những người tin vào tâm linh sẽ không giảm. Các bạn sẽ thực hành tâm linh nhiều hơn mà không cần gắn kết với tôn giáo.
Theo John Power
Phóng viên thực tập Bae Soo-min và Lee Sang-ju đóng góp cho báo cáo này. .
Phật Giáo được truyền từ Trung Quốc vào thế kỷ thứ tư đã nhận được sự ủng hộ của các nhà lãnh đạo Tam Quốc và tiếp đó là thời kỳ Goryeo. Không phải tôn giáo nào cũng là triết học, Nho Giáo đã trở thành chuẩn mực đạo đức vào thời Joseon, mà phần lớn cố sức đàn áp Phật Giáo. Đặc biệt, vào giữa thế kỷ 20, Cơ Đốc Giáo phát triển mạnh và gây ảnh hưởng lâu dài tại xứ sở Kim Chi
Theo những cuộc khảo sát gần đây cho thấy khoảng 50% người dân Hàn Quốc hiện nay có đời sống tín ngưỡng, mà tín đồ của Cơ Đốc Giáo chiếm gần 30% dân số. Tỷ lệ giữa Thiên Chúa Giáo và Tin Lành khoảng 2-1 nghiêng về Tin Lành, mà phần đông thuộc phái Phúc Âm.
Phái Phúc Âm được truyền vào Hàn Quốc vào những năm 1880 và đã lan rộng khắp bán đảo, đặc biệt ở phía Nam,” Timonthy S.Lee, phó giáo sư về lịch sử Cơ Đốc Giáo tại Trường Đại Học Cơ Đốc Giáo Texas phát biểu.
“Thuyết Phúc Âm mang tính hiện đại đến những người dân Hàn Quốc, đặc biệt trong những lĩnh vực y tế và giáo dục. Nó mang đời sống tôn giáo khả thi đến những người dân Hàn cho rằng những tôn giáo truyền thống như Phật Giáo và Nho Giáo không còn được ca tụng. Nó như một bức tường ý thức hệ chống lại chủ nghĩa thực dân Nhật Bản.”
Dù cho tôn giáo nào đang được yêu thích ở đây, Hàn Quốc có nhiều nhà truyền giáo Cơ Đốc Giáo hơn cả các nước khác trừ Mỹ - nhưng đồng thời cũng là một trong những nơi có nhiều người vô đạo nhất trên thế giới. Theo một cuộc thăm dò ý kiến được Ireland phát hành năm ngoài – dựa trên Red C, Hàn Quốc chiếm tỷ lệ người vô đạo đứng thứ 5 trên thế giới, trong đó 15% dân số “tự nhận” mình vô đạo. Cũng cuộc khảo sát trên cho thấy tín ngưỡng tôn giáo giảm đi ở các nước phát triển, tín ngưỡng tôn giáo và sự phát triển kinh tế tỷ lệ nghịch với nhau.
Tuy nhiên, các học giả về tôn giáo như Lee lại cho rằng tôn giáo luôn có chỗ đứng trong cuộc sống của người dân, dù nền kinh tế có phát triển hay không.
“Nếu mọi người cho rằng nhân loại là con người tôn giáo và xã hội là phần vốn có của con người tôn giáo như tôi, thì sẽ luôn có một tổ chức tôn giáo nào đó hiện hữu trong nhân loại,” phát biểu bởi Lee, người chỉ ra rằng tín ngưỡng tôn giáo thực ra đang tăng lên tại Hàn Quốc giữa năm 1995 và 2005, theo điều tra dân số quốc gia
“Trong 500 năm tới, tôn giáo đó có thể hoặc có thể không là Cơ Đốc Giáo tại Hàn Quốc, nhưng sẽ luôn tồn tại một tôn giáo nào đó. Và tại sao không phải là Cơ Đốc Giáo? Dù sao thì, Phật Giáo đã ở Hàn Quốc hơn 1600 năm – và vẫn phát triển mạnh
Kim Sung-chul, giáo sư Phật học nghiên cứu tại trường Đại Học Dongguk nói rằng mong muốn cơ bản của nhân loại về sự bình yên trong tâm hồn nghĩa là Phật Giáo và các tôn giáo khác sẽ tồn tại ở Hàn Quốc.
“Tôi sẽ nói theo cách này: Dù khoa học tiếp tục phát triển, con người vẫn không thay đổi,” Kim phát biểu. “ Họ bị trói buộc, ngăn cản, vô minh, lo sợ và cũng trong lúc đó cuộc sống của họ được an bài giống nhau, họ ăn, uống, biểu lộ khao khát nhục dục, và mất đi với sự tín ngưỡng . Phật Giáo cũng như những tôn giáo khác sẽ không bao giờ biến mất, bởi đây là phương thuốc giảm đi sự lo âu ở con người cũng như giảm đi sự lo sợ đối với cái chết.
Nền tảng đạo đức
Theo giáo sư Kim, Phật Giáo đã tác động sâu sắc đến việc hình thành nền tảng đạo đức quốc gia.
“Trước đây, tôn giáo kiểm soát xã hội loài người, nhân loại sống với quy tắc “kẻ mạnh thì sống, kẻ yếu thì chết.” Tuy nhiên, con người học được “Ác giả ác báo, thiện giả thiện lai”… và sự bình yên trong tâm hồn từ Phật Giáo. Phong trào bất bạo động vào ngày 1 tháng 3 tại Hàn Quốc đã minh chứng thái độ phi bạo lực của Phật Tử chính là tâm điểm trong suy nghĩ và hành động của người dân Hàn.
Trong khi Cơ Đốc Giáo được xem là phát triển mạnh vào những năm 1990 và những năm 2000, tại Hàn Quốc xuất hiện một tôn giáo mới đến từ một nơi rất nhỏ bé, thậm chí phát triển nhanh hơn Cơ Đốc Giáo vào thời điểm đó. Hồi Giáo tuy nhỏ nhưng có một vị thế đáng kể trong cả nước, phần lớn do hệ quả của việc nhập cư từ Pakistan và Bangladesh. Theo Liên Đoàn Hồi Giáo Hàn Quốc, có khoảng 130,000 người Hồi trên đất nước vào năm 2009.
Park Dong-shin, nhà điều hành Hồi Giáo trong cộng đồng Facebook tại Hàn quốc, với khoảng 30,000 tín đồ Hồi Giáo nói rằng Hồi Giáo có tiềm năng lớn trong việc phát triển tại Hàn Quốc
Park phát biểu: “Sự trỗi dậy của Hồi Giáo là một xu hướng toàn cầu,” Park rời bỏ Cơ Đốc Giáo ở độ tuổi 20 sau khi cảm thấy bất mãn với sự tham nhũng của các nhà thờ quanh ông.
“Lý do là vì trên thực tế tồn tại văn bản gốc, giáo lý rõ ràng với lời dạy đúng sự thật, hiển nhiên và thực tiễn. Số lượng người theo đạo Hồi đang tăng lên tại Hàn Quốc cũng như xu hướng toàn cầu cho thấy sự tăng trưởng nhất định, tôi có thể nói chắc chắn rằng xu hướng này sẽ tiếp tục tăng mạnh.
Sự phát triển của Hồi Giáo không chỉ là điều hiển nhiên với Park, mà nó còn là chìa khóa để khôi phục lại những điều ông xem rằng mang tính đạo đức hơn của Hàn Quốc trong quá khứ.
Park phát biểu: “Hàn Quốc và Hồi Giáo có truyền thống giống nhau. Như là: yêu quý láng giềng và kính trọng cha mẹ. Do đó, nếu Hàn Quốc chấp nhận Hồi Giáo, Hàn Quốc sẽ được giải phóng khỏi phương Tây và Chủ nghĩa Tư Bản, cũng như sự gia tăng tội phạm và tự sát do khoảng cách giàu nghèo. Có thể Hàn Quốc một lần nữa sẽ trở thành một quốc gia Đông phương lịch thiệp, một quốc gia tìm kiếm hòa bình và sự tốt đẹp. Các tôn giáo khác không thích hợp với bản chất của Hàn Quốc, Cơ Đốc Giáo hiện nay phân chia thành nhiều loại và thủng đoạn do tham nhũng. Các nhà thờ lớn thậm chí còn theo kiểu cha truyền con nối.
Tuy nhiên tổ chức tôn giáo không phải là cách biểu hiện duy nhất của tâm linh.
Kim Hwansoo Ilmee, trợ lý giáo sư Viện Tôn Giáo và Nghiên Cứu Châu Á và Trung Đông tại Đại Học Duke ở Bắc Carolina, nhìn thấy nguyện vọng nuôi dưỡng tâm linh của người dân ngay cả khi các tổ chức nhà thờ bị suy yếu.
“Câu hỏi bạn thuộc tôn giáo nào, hay tôn giáo của bạn là gì, không hề tồn tại đến cuối thế kỷ 19,” Kim nói. “Ngay cả việc tính toán số lượng người có tôn giáo cũng là một hiện tượng mới. Dù cho có thể bạn thấy số lượng người có liên quan đến tôn giáo giảm đi… Theo tôi những người tin vào tâm linh sẽ không giảm. Các bạn sẽ thực hành tâm linh nhiều hơn mà không cần gắn kết với tôn giáo.
Theo John Power
Phóng viên thực tập Bae Soo-min và Lee Sang-ju đóng góp cho báo cáo này. .
.
No comments:
Post a Comment